(Tóm Tắt Chính) – Tự ái là gì, tự ái nghĩa là gì là câu hỏi của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Tự ái và tự trọng khác nhau như thế nào?
Nếu tự ái thường chỉ tính xấu, mang tính tiêu cực thì ngược lại, tự trọng là phẩm chất đáng quý ở con người. Tự trọng là tự ý thức, đánh giá và nhìn nhận bản thân mình, cả phần tốt lẫn phần xấu, đặc biệt là những giá trị mà bản thân tôn thờ, dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa thì cũng không để ai hay điều gì xâm phạm đến những giá trị đó. Nói cách khác, người tự trọng là người biết giữ gìn phẩm giá và danh dự của bản thân.
Tập chấp nhận lỗi lầm của bản thân
Việc vượt qua tính tự ái và chế ngự nó cần thời gian và cả sự dũng cảm. Hãy bắt đầu với việc tự thừa, chấp nhận lỗi lầm của bản thân và thôi tìm cách bao biện. Hãy xem thất bại là cơ hội để chúng ta học hỏi kinh nghiệm.
Nhiều người chiến thắng luôn tốt hơn một người chiến thắng. Đây là chân lý không thể nào chối cãi vì lúc đó niềm vui sướng và thành quả đạt được sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Người tự ái cao nên ghi nhớ điều này, từ đó tập chấp nhận, công nhận sự cố gắng và thành công của người khác.
Thay vì liên tục so sánh bản thân với người khác rồi sinh ra đố kỵ với họ thì hãy tìm hiểu cách thức dẫn họ đến thành công đó. Hãy tập quan sát cách họ làm việc, cách họ sống và ta sẽ nhận ra rằng họ đã nỗ lực rất nhiều, đã đi theo những phương pháp đúng đắn. Từ đó ta sẽ học được sự đồng cảm, chia sẻ, kinh nghiệm thành công và biến đối thủ thành những người thầy của mình.
Tự ái có ở mỗi người, điều quan trọng là hãy học cách kiềm chế cảm xúc, nếu không tính tự ái có thể hủy hoại những mối quan hệ và cả sự nghiệp của chúng ta. Mong rằng qua bài viết trên mọi người đã có thể hiểu rõ tự ái là gì và nó chi phối cuộc sống như thế nào, từ đó có những cách khắc phục phù hợp.
Trong cuộc sống, tự trọng và tự ái luôn sẽ biểu hiện ra ở những khía cạnh khác nhau và từ đó sự đánh giá, nhìn nhận cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như cùng một sự việc diễn ra nhưng đối với người có lòng tự trọng sẽ luôn thể hiện ra sự khách quan, tích cực của họ trong việc nhìn nhận, còn người tự ái lại thường chỉ suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Người tự trọng luôn biết nhìn nhận sự việc tích cực, khách quan Lòng tự trọng chính là bắt nguồn từ những tư tưởng nhân văn khi luôn coi trọng các giá trị về đạo đức, phẩm cách của con người, thể hiện được sự tôn trọng và làm đẹp cho cộng đồng, cho xã hội. Kẻ Tự ái thì chỉ biết coi trọng bản thân mình và thường muốn đánh giá thấp về người khác, chỉ muốn có được lợi ích cho họ, thể hiện cái tôi riêng của họ mà không hề quan tâm đến quyền lợi cũng như danh dự của người khác. Chính vì thế, người ta luôn khuyến khích và dạy dổ con người trở thành những cá nhân có lòng tự trọng, khuyên họ nên bỏ qua sự tự ái ích kỹ nhỏ nhen để không ngừng phát triển và vươn lên phía trước. Tự trọng và tự ái đối với giới trẻ Thường thì nhiều người trẻ lại khá nhầm lẫn giữa hai khái niệm tự trọng và tự ái, và chính điều đó đã dẫn đến những thái độ tiêu cực không đáng có. Có thể thấy được rằng, sự nhầm lẫn khá rõ ràng trong quá trình tìm kiếm công việc, nhiều người trẻ cho rằng do họ có lòng tự trọng nên sẽ không muốn bắt đầu từ những công việc bình thường, thu nhập thấp trong khi đang sở hữu tấm bằng đại học, cao đẳng. Nhưng điều này thực sự là sai lầm đáng tiếc, đó chính là đã thể hiện ra sự tự ái riêng trong chính bản thân, mà không hề nghĩ đến việc họ chưa có tích lũy được kinh nghiệm gì nhiều cả và thị trường cho công ăn việc làm là cực kỳ cạnh tranh. Nên thực tế cũng có nhiều bạn trẻ đã tốt nghiệp ra trường nhiều năm qua, cầm trong tay tấm bằng loại giỏi nhưng vẫn không thể tìm ra được một công việc tốt, vì ngay từ đầu họ đã bị sự tự ái của bản thân làm lu mờ đi cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống. Còn những người trẻ nếu có lòng tự trọng, họ sẽ nhận thức được giá trị của bản thân đang nằm ở đâu, từ đó sẽ đưa ra quyết định lựa chọn và tìm kiếm công việc, vị trí sao cho phù hợp tùy vào từng thời điểm. Sự tự ái khiến cho nhiều bạn trẻ rơi vào bế tắc Một biểu hiện về mặt xã hội cũng cho thấy được tầm mức quan trọng của lòng tự trọng và tác hại của sự tự ái đối với giới trẻ đó chính là các tệ nạn xã hội. Đây là những thứ có sức cám dỗ khủng khiếp, nếu như người tự trọng có khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi của họ tốt thì có thể vượt qua nó, mà không bị lôi kéo và sẽ phấn đấu trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Còn người bị tự ái đè nén thì lại hay thường quá tự đề cao mình, dễ nổi nóng nên cũng thường bị kẻ xấu lợi dụng để khích bác, kích động và lâu dần dễ bị sa ngã vào cạm bẫy đang giăng sẳn.
Làm sao để chế ngự tính tự ái?
Nếu bạn là một người hay tự ái thì đừng quá lo lắng, chúng ta có thể chế ngự tính tự ái bằng những cách tư duy dưới đây.
Tự ái là tốt hay xấu? Tự ái ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Cần phải khẳng định rằng tự ái là một tính xấu. Nếu một người sống trong tâm thế tự ái quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng tâm lý bất ổn, lo lắng thường xuyên, có thể dễ gặp các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu… Chưa kể, người tự ái thái quá thường cô đơn, ít có cơ hội nhận được sự đồng cảm và sẻ chia từ người khác. Điều này khiến cho tình trạng tâm lý, những bất ổn trong công việc và cuộc sống cá nhân của họ ngày càng nghiêm trọng.
Hơn nữa, tính tự ái không chỉ gây tổn thương sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người thân của họ, khiến mối quan hệ yêu đương, gia đình ngày càng xa cách.
Người tự ái thường quan niệm rằng mình là trung tâm của mọi thứ, từ công việc, tình yêu, gia đình cho tới các mối quan hệ khác. Họ khao khát sự quan tâm, công nhận và tán dương từ người khác một cách cực đoan. Nếu không bằng lòng với sự chú ý hoặc quan tâm mà mọi người dành cho họ thì ngay lập tức, họ có thể bỏ dở việc, chạy trốn, từ chối việc giao tiếp, coi thường nghĩa vụ, vô trách nhiệm… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập thể.
Vì luôn cho mình là nhất nên một lẽ đương nhiên, những người dễ tự ái sẽ không chấp nhận được việc có một ai đó nổi bật hơn mình. Họ sẽ sinh lòng đố kỵ với người cướp đi sự chú ý mà đáng lẽ họ phải nhận được. Họ là kiểu người thích nhận hơn là việc cho đi, điển hình nhất là nét tính cách ích kỷ và ganh ghét với sự thành công của người khác. Với họ, việc công nhận sự nỗ lực hay tán thưởng cho thành quả một ai đó là điều hết sức khó khăn.
Hiện nay đa số các hoạt động xã hội hay công việc đều gắn liền với các đội nhóm và tổ chức. Do đó người tự ái cao thường khó hòa nhập và thích nghi vì họ luôn có định kiến với mọi thứ, luôn tìm cách đổ lỗi và thiếu sự đồng cảm với người khác. Dĩ nhiên, họ khó lòng nhận được sự tín nhiệm và yêu quý từ mọi người xung quanh. Chính những điều này đã kìm hãm quá trình học hỏi và tiến thân của họ.
Người tự ái sống trong cảm giác hoài nghi chính mình, bận tâm đến mọi đánh giá hay bình phẩm của người khác về bản thân. Đôi khi, họ còn phải liên tục so sánh mình với mọi người. Vì lẽ đó mà người tự ái ít khi tìm được sự thanh thản trong tâm hồn, dẫn đến tâm lý bất ổn định và những rối loạn về mặt cảm xúc như vui, buồn, giận dỗi thất thường.
Tự ái là tính cách của con người được hình thành ở lứa tuổi thiếu niên và trưởng thành vì trong giai đoạn này nhu cầu khẳng định cái tôi, biểu hiện sự độc lập và tìm kiếm sự công nhận bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, tự ái cao hay những rối loạn liên quan đến tự ái có thể bắt nguồn từ môi trường sống độc hại.