"Xin Đức cha và Cha bề trên cầu nguyện cùng Chúa cho con, để mỗi ngày con được hoàn thiện hơn, vui lòng đón nhận những khốn khó theo Thánh ý Chúa."

Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Xem chi tiết lịch âm tháng 11 2024?

Tháng 11 âm lịch năm 2024 (từ ngày 30/11/2024 đến 29/12/2024 dương lịch) thuộc cuối mùa đông, là thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới theo lịch âm. Ý nghĩa của tháng này rất đặc biệt trong văn hóa truyền thống, tâm linh và phong tục Việt Nam:

(1) Tháng chuẩn bị đón năm mới âm lịch

Dọn dẹp nhà cửa, sửa sang cuối năm: Người Việt thường dành thời gian tháng 11 âm lịch để dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị vật dụng mới hoặc sửa chữa để bước sang năm mới trong không gian sạch sẽ, thoải mái.

Mua sắm Tết: Đây là thời điểm các gia đình bắt đầu chuẩn bị đồ Tết, từ thực phẩm, quần áo mới đến quà biếu người thân.

(2) Thời gian chiêm nghiệm và lập kế hoạch

Tháng 11 âm lịch là dịp mọi người nhìn lại những điều đã làm trong năm qua, rút kinh nghiệm và đặt mục tiêu cho năm mới.

Đây cũng là thời điểm để thực hiện các công việc còn dang dở trước khi chuyển sang một chu kỳ mới.

Có nhiều thắc mắc về tháng 10 âm lịch năm 2024: "Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 11 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?"

Để biết được "Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 11 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?" xem lịch âm tháng 11 2024 dưới đây:

*Số ở trên là ngày âm lịch, số ở dưới là ngày dương lịch

"Tháng 11 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?"

Theo lịch âm tháng 11 năm 2024:

Ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 01/12/2024 (dương lịch).

Ngày 30 tháng 11 âm lịch là Thứ Hai, ngày 30/12/2024 (dương lịch).

Tháng 11 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày 30.

Tháng 11 âm lịch năm 2024 có đủ 30 ngày.

"Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì?"

Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng Canh Tý (tức tháng Tý, chi Tý và can Canh) hay còn gọi tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con Chuột. Đây là tháng đầu tiên của mùa đông trong hệ thống âm lịch, tượng trưng cho sự khởi đầu, sự tích trữ năng lượng và chuẩn bị cho chu kỳ mới.

Ý nghĩa phong thủy tháng Canh Tý:

Hành Kim sinh Thủy: Đây là tháng mang năng lượng của sự lưu chuyển và phát triển, thuận lợi cho những người mệnh Thủy hoặc mệnh Kim.

Tháng Tý thuộc hành Thủy, tượng trưng cho sự linh hoạt và khôn ngoan, nhưng cần chú ý kiểm soát cảm xúc và sự cẩn trọng trong các quyết định quan trọng.

Theo tử vi, đây là tháng "chạy nước rút" nên cần chú ý tránh mâu thuẫn, tranh cãi để giữ hòa khí.

*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo

Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Xem chi tiết lịch âm tháng 11 2024?

Rằm tháng 11 âm lịch 2024 có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam không?

Căn cứ tại theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn cụ thể như sau:

Theo đó, Rằm tháng 11 âm lịch 2024 không phải là ngày lễ lớn trong năm.

Người lao động đi làm vào ngày lễ, tết được tính lương thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.

Như vậy, đi làm ngày nghỉ lễ tết thì tiền lương được tính như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Dựa theo Sách Lễ Rôma 2002Bản dịch Tiếng Việt được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10/05/2005Giáo Hội Việt Nam áp dụng từ Lễ Phục Sinh 2006

Khi cộng đoàn đã tề tựu đông đủ, linh mục cùng với những người giúp lễ tiến đến bàn thờ trong khi cộng đoàn hát (hoặc đọc) ca nhập lễ. Khi tới bàn thờ, linh mục cùng với những người giúp lễ cúi chào bàn thờ, rồi linh mục tiến lên hôn kính bàn thờ và xông hương (hoặc niệm hương). Sau đó, cùng với các người giúp lễ về ghế... Dứt ca nhập lễ, linh mục đứng quay mặt về phía cộng đoàn, vừa làm dấu thánh giá vừa đọc:

Linh mục: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Linh mục quay về phía cộng đoàn. Dang tay chào:

Linh mục: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh (chị) em.

Linh mục: Chúa ở cùng anh chị em.

Linh mục hoặc phó tế hay thừa tác viên xứng hợp có thể nói vắn tắt ít lời hướng lòng cộng đoàn về thánh lễ ấy.

Tiếp đến là hành động sám hối. Linh mục kêu mời cộng đoàn sám hối.

Linh mục: Anh (chị) em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.

Thinh lặng giây lát rồi mọi người cùng đọc kinh Sám Hối:

Cộng đoàn: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh (chị) em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót.

(Đấm ngực mỗi lần đọc “lỗi tại tôi”)

Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.

Vì vậy, tôi xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta.

Linh mục: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.

Xướng: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ðáp: Xin Chúa thương xót chúng con.

Xướng: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Ðáp: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Xướng: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ðáp: Xin Chúa thương xót chúng con.

Tiếp đến là hát hoặc đọc kinh Vinh Danh (không đọc trong Mùa Vọng và Mùa Chay).

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,và bình an dưới thế cho người thiện tâm.Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa,chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa,chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa.Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời,Là Chúa Cha toàn năng.Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô (cúi đầu),Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúalà Con Ðức Chúa Cha.Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con;Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, xin thương xót chúng con.Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô (cúi đầu), chỉ có Chúa là Ðấng Thánh,chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao,cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha.Amen.

Dứt kinh Vinh Danh, linh mục chắp tay nói:

Linh mục: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.

Linh mục dang tay đọc lời nguyện nhập lễ:

Linh mục: ... Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Người đọc sách đến giảng đài, đọc bài đọc 1. Trích sách ... Trích thư ... và cộng đoàn ngồi nghe. Cuối bài đọc, người đọc sách kết thúc: Ðó là Lời Chúa.

Xướng viên hoặc ca viên đọc hoặc hát thánh vịnh. Cộng đoàn đọc hoặc hát câu đáp.

Người đọc sách đến giảng đài, đọc bài đọc 1. Trích sách ... Trích thư ... và cộng đoàn ngồi nghe. Cuối bài đọc, người đọc sách kết thúc: Ðó là Lời Chúa.

Tiếp đến là phần hát Alêluia (Hallelujah) nội dung tùy theo từng Thánh lễ.

Phó tế hoặc linh mục cùng các người giúp lễ, mang hương nến, đi đến giảng đài. Tại đây, phó tế hoặc linh mục bắt đầu:

Phó tế hoặc linh mục: Chúa ở cùng anh chị em.

Cộng đoàn: Và ở cùng cha (thầy).

Phó tế hoặc linh mục: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh (Mátthêu / Máccô / Luca / Gioan).

Trong lúc đọc câu đó, phó tế hoặc linh mục ghi dấu thánh giá trên sách, trên trán, trên miệng và trên ngực mình.

Cộng đoàn tung hô: Lạy Chúa, vinh danh Chúa (và đồng thời dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực mình).

Tiếp đến, nếu có xông hương, phó tế hoặc linh mục xông hương sách rồi công bố Tin Mừng.

Kết thúc phần công bố Tin Mừng, phó tế hoặc linh mục kết thúc:

Cộng đoàn: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa. (Khi đọc danh Chúa Kitô, cần phải cúi đầu)

Sau đó, cộng đoàn ngồi. Phó tế hoặc linh mục hôn sách và đọc thầm:

Linh mục: Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con.

Tiếp đến là phần giảng lễ. Linh mục giảng lễ và cộng đoàn ngồi nghe.

Sau bài giảng, cộng đoàn đứng dậy tuyên xưng đức tin qua Kinh Tin Kính.

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời.Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,được sinh ra mà không phải được tạo thành,đồng bản thể với Ðức Chúa Cha:nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,Người đã từ trời xuống thế.(từ “Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần” đến “và đã làm người”, mọi người đều cúi mình).Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,và đã làm người.Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,thời quan Phongxiô Philatô;Người chịu khổ hình và mai táng,ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh.Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha,và Người sẽ lại đến trong vinh quangđể phán xét kẻ sống và kẻ chết,Nước Người sẽ không bao giờ cùng.Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thầnlà Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống,Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra,Người được phụng thờvà tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con:Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện,công giáo và tông truyền.Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.Amen.

(Thay thế kinh Tin Kính Nicêa - Constantinôpôli, có thể đọc kinh Tin Kính quen gọi là kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ, nhất là trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh (HÐGMVN quyết định giữ lại kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ thường đọc như sau: Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất...)

Tiếp theo, sau lời kêu gọi của linh mục, một xướng viên lên giảng đài đọc những lời cầu nguyện chung cho mọi người, tức lời nguyện tín hữu. Sau mỗi lời cầu nguyện, người xường viên kêu gọi và cộng đoàn cùng đáp lại:

Xướng viên: Chúng ta hãy cầu nguyện.

Cộng đoàn: Lạy Chúa. Xin nghe tiếng con kêu cầu cùng Chúa.

Xướng viên: Chúng con cầu xin Chúa.

Cộng đoàn: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Sau đó, linh mục sẽ đọc lời cầu nguyện chung:

Linh mục: ... Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa Chúng Con.

Ðọc lời nguyện tín hữu xong, ca đoàn bắt đầu hát ca tiến lễ. Trong khi đó, những người giúp lễ mang chén thánh, khăn thánh, khăn lau chén và sách lễ lên bàn thờ.

Linh mục đứng ở bàn thờ, cầm đĩa thánh đựng bánh, nâng lên cao một chút và cầu nguyện rồi đặt đĩa bánh lên khăn thánh.

Phó tế hoặc linh mục rót rượu và một chút nước vào chén thánh, cầu nguyện rồi đặt chén thánh lên khăn thánh.

Xông hương của lễ và bàn thờ, rồi phó tế hoặc một người giúp lễ xông hương cho linh mục và cộng đoàn. Sau đó linh mục đọc thầm lời cầu nguyện

Linh mục trở lại bàn thờ, quay mặt về phía cộng đoàn, cộng đoàn đứng dậy, linh mục dang tay mời cộng đoàn cầu nguyện và nói:

Linh mục: Anh chị em hãy cầu nguyệnđể hy lễ của tôi cũng là của anh chị emđược Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận.

Cộng đoàn: Xin Chúa nhận hy lễ bởi tay cha,để ca tụng tôn vinh danh Chúa,và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người.

Sau đó, linh mục dang tay đọc lời nguyện tiến lễ. Cuối lời nguyện, linh mục kết thúc:

- Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.

b. Nếu thưa với Chúa Cha, nhưng ở cuối lời nguyện vừa nói với Chúa Giêsu:

- Người hằng sống và hiển trị muôn đời.

- Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

Linh mục: Chúa ở cùng anh chị em.

Linh mục: Hãy nâng tâm hồn lên.

Cộng đoàn: Chúng con đang hướng về Chúa.

Linh mục: Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta.

Tiếp theo, linh mục đọc lời tiền tụng tùy theo Thánh lễ của mỗi mùa phụng vụ. Ví dụ Chúa Nhật III Phục Sinh:

Linh mục: Lạy Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa mọi lúc, nhất là trong mùa cực thánh này, chúng con càng hãnh diện tung hô Chúa khi Ðức Kitô đã được hiến tế làm Chiên Vượt Qua của chúng con, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.

Người không ngừng hiến thân vì chúng con, và luôn làm trạng sư bênh vực chúng con trước tòa Chúa. Người đã bị sát tế mà không còn chết nữa, dù đã bị giết mà vẫn sống luôn mãi.

Vì thế với niềm hân hoan chứa chan trong lễ Phục Sinh, toàn thể nhân loại trên khắp địa cầu đều nhảy mừng. Cũng vậy, các Dũng thần và các Quyền thần không ngừng hát bài ca chúc tụng vinh quang Chúa rằng:

Cộng đoàn: Thánh! Thánh! Thánh!Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.Trời đất đầy vinh quang Chúa.Hoan hô Chúa trên các tầng trời.Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa.Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

Chủ tế: Lạy Chúa, Chúa thật là Ðấng Thánh,là nguồn mọi sự thánh thiện.

Cộng đoàn trong đền thờ quỳ. Chủ tế đặt hai tay trên lễ vật và đọc:

Chủ tế: Vì thế, chúng con nài xin Chúadùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hóa những của lễ này,

Chắp tay. Làm một dấu thánh giá trên bánh và rượu, đang khi đó đọc:

để trở nên cho chúng conMình và Máu Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

Chắp tay. Trong những công thức sau đây, các lời của Chúa phải được đọc rõ ràng và lớn tiếng:

Khi tự nguyện nộp mình chịu khổ hình,

Chủ tế cầm lấy bánh, nâng lên một chút và đọc tiếp:

Người cầm lấy bánh, tạ ơn,bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói:

Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn:Vì này là Mình Thầy,sẽ bị nộp vì các con.

Chủ tế cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho cộng đoàn thấy, sau đó đặt trên đĩa bánh, cúi mình thờ lạy, cộng đoàn cùng cúi đầu.

Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối,

Chủ tế cầm chén thánh nâng lên cao một chút và đọc tiếp:

Người cầm lấy chén, cũng tạ ơn,trao cho các môn đệ mà nói:

Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống:Vì này là chén Máu Thầy,Máu giao ước mới và vĩnh cửu,sẽ đổ ra cho các convà nhiều người được tha tội.Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.

Chủ tế nâng chén lên cho cộng đoàn thấy, sau đó đặt trên khăn thánh, cúi mình thờ lạy, cộng đoàn cùng cúi đầu.

Chủ tế: Ðây là mầu nhiệm đức tin.

Cộng đoàn: Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết,và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến.

Chủ tế: Vì vậy, lạy Chúa,khi kính nhớ Con Chúa chịu chết và sống lại,chúng con dâng lên Chúa bánh trường sinhvà chén cứu độ để tạ ơn Chúa,vì Chúa đã thương cho chúng conđược xứng đáng hầu cận trước Tôn Nhan và phụng sự Chúa.Chúng con tha thiết nài xin Chúacho chúng con khi thông phần Mình và Máu Ðức Kitô,được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần.

Ðồng tế 1: Lạy Chúa,xin nhớ đến Hội Thánh Chúa lan rộng khắp hoàn cầu,để kiện toàn Hội Thánh trong đức mến,cùng với Ðức Giáo Hoàng PhanxicôÐức Giám Mục ... (tùy theo giáo phận) chúng con và toàn thể hàng giáo sĩ.

(Trong thánh lễ có nghi thức riêng, có thể thêm ý cầu nguyện đặc biệt ở lúc này).

Trong thánh lễ cầu cho kẻ qua đời, có thể thêm:

Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là ...mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa.Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa,thì cũng được sống lại như Người.

Ðồng tế 2: Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng conđang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại,và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹvà thân bằng quyến thuộc chúng conđã ly trần trong tình thương của Chúa.Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.Chúng con nài xin Chúa thương xót tất cả chúng con,cho chúng con được đồng hưởng sự sống đời đời,cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa,các Thánh Tông Ðồ và toàn thể các thánh,đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại,và cùng với các Ngài, chúng con được ca ngợi và tôn vinh Chúa,

Chủ tế cầm đĩa với bánh thánh và chén, nâng cả hai lên và nói:

Chủ tế: Chính nhờ Người, với Người và trong Người,Mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về ChúaLà Cha toàn năng,trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.

Ðặt chén và đĩa xuống, chủ tế chắp tay đọc:

Chủ tế: Vâng lệnh Chúa Cứu Thế, và theo thể thức Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng:

Cộng đoàn đứng dậy. Chủ tế dang tay và cùng với cộng đoàn đọc:

Lạy Cha chúng con ở trên trời,chúng con nguyện danh Cha cả sáng,Nước Cha trị đến,Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,và tha nợ chúng connhư chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con;xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Chủ tế: Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ,xin đoái thươngcho những ngày chúng con đang sống được bình an.Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp,Chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗivà được an toàn khỏi mọi biến loạn,đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc,và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô,Ðấng Cứu Ðộ chúng con.

Cộng đoàn tung hô kết thúc lời nguyện:

Cộng đoàn: Vì vương quyền, uy lực và vinh quanglà của Chúa đến muôn đời.

Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các Tông đồ rằng:“Thầy để lại bình an cho các con,Thầy ban bình an của Thầy cho các con”.Xin đừng chấp tội chúng con,nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa;xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình anvà hợp nhất theo thánh ý Chúa.

Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

Chủ tế quay về phía cộng đoàn, dang tay rồi chắp tay lại và nói:

Chủ tế: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em.

Chủ tế hoặc phó tế: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau.

Mọi người chúc bình an cho nhau. Chủ tế chúc bình an cho phó tế hay cho người giúp lễ. Rồi bẻ bánh trên đĩa, lấy một miếng nhỏ bỏ vào chén và cầu nguyện thầm.

Trong khi đó, cộng đoàn hát hoặc đọc:

Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin thương xót chúng con.Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin thương xót chúng con.Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin ban bình an cho chúng con.

Chủ tế bái gối rồi cầm bánh thánh lên trên đĩa, quay về phía cộng đoàn, cộng đoàn trong đền thờ quỳ và chủ tế đọc lớn tiếng:

Chủ tế: Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.

Chủ tế đọc chung với cộng đoàn một lần:

Cộng đoàn: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh.

Sau đó cộng đoàn ngồi dậy đọc kinh Dọn Mình Hiệp Lễ.

Chủ tế đọc thầm: Xin Mình Thánh Chúa Giêsu gìn giữ con, cho con được sống muôn đời.

Chủ tế cung kính rước Mình Thánh. Rồi cầm chén và đọc thầm: Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con, cho con được sống muôn đời.

Chủ tế cung kính rước Máu Thánh.

Rồi cầm đĩa hoặc chén đựng Mình Thánh đi đến từng người rước lễ, nâng bánh thánh lên một chút và nói:

Và cho rước lễ. Sau đó, người rước lễ về chỗ và cầu nguyện.

Trong khi đó, ca đoàn hát hoặc đọc thánh vịnh hay thánh ca tạ ơn.

Khi mọi người đã rước lễ xong. Chủ tế đứng tại ghế hoặc lên bàn thờ và nói:

Chủ tế: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.

Rồi chủ tế dang tay đọc lời cầu nguyện hiệp lễ. Kết thúc Lời Nguyện Hiệp Lễ, chủ tế:

- Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.

b. Nếu thưa với Chúa Cha, nhưng ở cuối lời nguyện vừa nói tới Chúa Giêsu:

- Người hằng sống và hiển trị muôn đời.

- Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

Nếu có gì thông báo cho cộng đoàn thì nói lúc này.Ðể kết thúc Thánh lễ, chủ tế quay về phía cộng đoàn, dang tay chào:

Chủ tế: Chúa ở cùng anh chị em.

Chủ tế: Xin Thiên Chúa toàn nănglà Cha, và Con và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em.

Phó tế hoặc chủ tế: Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an.

Chủ tế cung kính hôn bàn thờ như đầu lễ. Cúi mình chào bàn thờ chung với các người giúp lễ, rồi về phòng thánh.

Cộng đoàn thường ở lại đọc các kinh trước tượng Đức Mẹ: Kinh Cám Ơn - Kinh Trông Cậy - Kinh Cầu Các Thánh,... Làm dấu Thánh giá rồi ra về.