Trong khi nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2020 đã tăng tới 10,9% về giá trị. Đáng nói hơn, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vươn lên vị trí cao nhất thế giới. Thành công này cho thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi đúng hướng, giảm số lượng nhưng tăng giá trị xuất khẩu.

Chuẩn bị đất - Đất cao: Phần lớn là đất xám bạc màu, nhiều cát. Có nơi khai thác tới sát chân núi. Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom. - Đất thấp: Tạo mặt liếp,chiều cao mặt liếp so với mặt nước trong mương độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp nhất là ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực trước khi xuống giống. Hễ bị ngập nước một vài tuần nhánh thanh long sẽ vàng, khi nước rút phải bón phân để cây phục hồi lại nhưng như vậy năng suất sẽ không cao. Đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là: Cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu rọm,...   2. Mật độ trồng - Khoảng cách và bố trí cây trồng: Trên liếp thanh long trồng xen dứa, hoặc các loại rau như ớt, dưa hấu, cà, xen các loại rau như rau muống, cải, ... dưới mương nuôi cá. Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 - 1.000 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m. Thanh long là cây cần nhiều ánh nắng, trồng dầy và thiếu ánh sang sẽ cho quả nhỏ.   3. Chuẩn bị cây trụ Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên. Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay, xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm. Trụ thấp có lợi: Giảm được tiền đầu tư ban đầu, cành thanh long mau lên đến đầu trụ, chăm sóc và thu hoạch dễ hơn. Qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ sẽ làm cây cao dần, việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây. Nhưng hễ trụ thấp quá thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống đất vừa tốn công cắt tỉa vừa ít quả do cành ngắn hơn. Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng một tháng. Sau khi lấp đất cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn. Trên đầu mỗi trụ người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn,… cho thanh long dễ bám để khi đi tới đầu trụ cành thanh long sẽ rũ đầu xuống nên trông toàn tán cây có dạng một cái dù (bay dạng hình nấm). 5. Thời vụ trồng Cây thanh long có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào mùa xuân và mùa thu. 6. Bón lót và đặt hom Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân. Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô. - Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ). Chú ý: + Đặt hom cạn 0 - 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm. + Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ. Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,… 7. Bón phân thúc hàng năm - Để cây ra hoa tụ nhiên: Hiện chưa có thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Qua điều tra thu thập số liệu ở các vườn có năng suất cao cho thấy có hai kiểu bón phân điển hình: - Bón theo đợt: 3 lần/năm - Bón rải ra nhiều lần trong năm Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành (tháng 11) và đây là loại phân quan trọng nhất là đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. Ở năm đầu phân hóa học Đạm.,Lân….và Phân bón phân bón lá CHELAX- LAY-O (hoặc loại tương đương) được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm. Chia ra: sau trồng 15 - 20 ngày thúc 1/3 lượng phân: tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 113 lượng phân; tháng 6 - 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói. Một số nhà vườn đã chia phân bón làm nhiều lần như vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng phân của cây. Ngoài ra cần bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới  phân bón lá CHELAX- LAY-O, CHELAX- COMBI-5.. như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm. Lượng phân thực sự cây sử dụng ở giai đoạn này rất khó tính vì phân bón cho cây trồng xen thanh long cũng đã sử dụng được một phần. Giai đoạn kinh doanh: năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như sau: phân chuồng 15 - 50 kg; phân lân (Super lân) 0,5 kg; Urê  0,5 kg; NPK (16-16-8) : 1,5 kg; KCl : 0,5 kg; chia phân ra làm 3 lần: + Lần thứ 1: sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urê. Mục đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới. + Lần thứ 2: cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành thứ 2. + Lần thứ 3: vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa. Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 - 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại bằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun CHELAX- COMBI-5, CHELAX-LAY-O - Bón phân cho các vườn thanh long được xử lý ra hoa bằng đèn Do kích thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức nên lượng phân bón và số lần bón đã phải tăng lên. Lượng phân bón trong năm cho mỗi trụ như sau: + Phân chuồng hoai: từ 15 kg đến 50 kg. + Phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15) từ 1 kg tới 3 kg tùy tuổi cây và sản lượng mà cây đã cho mùa trước. + Phân KCl từ 0,1 kg tới 0,2 kg (bón lúc nuôi quả). Ngoài ra quan sát cây để bổ sung phân đạm (Urê) từ 0,1 kg tới 0,2 kg (lúc ra chồi) và 0,1 kg tới 0,2 kg Super lân (trước lúc thắp đèn), phun kích phát tố Thiên Nông, Gibberelin và phân vi lượng CHELAX- COMBI-5. Sự chia phân bón làm nhiều lần sẽ làm phân ít bị rửa trôi, cây sử dụng hữu hiệu hơn... nhưng tốn nhiều công hơn. 8. Tưới nước Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là: - Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm. - Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng. - Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%. - Quả nhỏ. Tùy theo ẩm độ đất... mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 - 7 ngày/lần. Trồng thanh long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên. Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ khi nước phèn có độ pH quá thấp. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này./.

(HNMO) - Ngày 26-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo giải pháp nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản của thành phố Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 250 doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; sản phẩm nông nghiệp được chế biến sâu với chủng loại phong phú, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Ngoài ra, thành phố còn có hàng nghìn cơ sở chế biến nông sản nhỏ lẻ, hộ gia đình thực hiện sơ chế, chế biến, bảo quản để phục vụ tiêu dùng ở địa phương.

Chế biến nông, lâm, thủy sản đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa và hình thành vùng chuyên canh tập trung, kinh tế khu vực nông thôn phát triển. Ngoài ra, thành phố đang duy trì hoạt động 113 kho lạnh có bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, ngành chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố đa số là cơ sở vừa và nhỏ, chưa xứng với tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến của Thủ đô. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp chưa đủ mạnh để thu hút được các doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện rà soát, quy hoạch cơ sở, vùng giết mổ, chế biến sản phẩm nông sản của thành phố kết nối với vùng nguyên liệu tập trung được quy hoạch và hạ tầng thương mại của thành phố.

Cùng với đó, ngành sẽ đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, công nghệ cho hoạt động chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường; xây dựng và hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, cấp mã vùng đối với nông sản (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản); hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào hoạt động của cơ sở chế biến (quản lý, truy xuất nguồn gốc, thương mại).

Mặt khác, ngành Nông nghiệp hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm đối với sản phẩm nông sản chế biến; hỗ trợ các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm nông sản áp dụng hệ thống chứng nhận chất lượng quốc tế (ISO, HACCP, Halal...) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường trong nước và xuất khẩu...

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM HÀ NỘI - KINH BẮC

Add: Số 08 Lô TT03, Khu đô thị Hải Đăng City, Ngõ 2 Phố Hàm Nghi, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tel: +84-2437877290 - Fax: +84-2437877291

Email: [email protected] - Website: www.hkb.com.vn www.hakinvest.com.vn

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,

Hướng dẫn thực hiện quyết định số 99/CT ngày 24/4/1989

của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ

Ngày 24-4-1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 99/CT về việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ.

Ngày 3-2-1990 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 34-HĐBT về việc sắp xếp lại tổ chức dịch vụ và xuất nhập khẩu lâm sản.

Ngày 6-3-1990 Bộ Lâm nghiệp, Bộ Kinh tế Đối ngoại và Tổng cục Hải quan ra thông tư liên Bộ số 4-TT/LB quy định trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa ba ngành Lâm nghiệp, Kinh tế đối ngoại, Hải quan trong việc quản lý và kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản.

Bộ Lâm nghiệp ra Thông tư này hướng dẫn các địa phương và các đơn vị kinh doanh sản xuất thực hiện đúng các quyết định số 99-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và quyết định số 34-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng nói trên về việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ.

1- Đối với gỗ rừng tự nhiên và đặc sản rừng

Từ năm 1990 trở đi không xuất khẩu gỗ tròn mà chỉ xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ gỗ như: đồ gỗ và đồ gỗ kết hợp song mây, ván sàn, ván sàn tinh chế, gỗ lạng, gỗ dán, ván dăm, ván sợi ép, gỗ xẻ, v.v... Các loại gỗ cấm xuất khẩu kể cả gỗ xẻ gồm có: Cẩm lai, gõ đỏ, Gụ, Dáng hương, Lát, Hoàng đàn, Mun, Sến, Nghiến, Sao, Lam xanh (theo quyết định số 99-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).

Đối với đặc sản rừng và động vật rừng xuất khẩu theo quy định trong thông tư liên Bộ số 4 ngày 6-3-1990 nói trên.

Đối với song mây, cần tổ chức chế biến thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị và từ năm 1991 trở đi sẽ không xuất khẩu song mây dưới dạng nguyên liệu thô.

b) Đối với gỗ để xuất khẩu tồn kho của năm 1989 đã được đoàn kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp kiểm kê và đóng dấu búa cuối năm 1989, có đủ biên lai nộp tiền nuôi rừng, nếu muốn xuất khẩu cũng phải chế biến thành các mặt hàng đã nói trên.

Những đơn vị có gỗ xuất khẩu tồn kho năm 1989 không có khả năng chế biến thành hàng xuất khẩu sẽ bán cho các Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản I, II, III thuộc Bộ Lâm nghiệp để chế biến thành sản phẩm được xuất khẩu.

c) Đối với gỗ quý hiếm tồn kho năm 1989 đã được các đoàn kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp kiểm kê và đóng dấu búa cuối năm 1989 nếu bán gỗ tròn được giá cao hơn sản phẩm đã chế biến thì đăng ký xin xuất khẩu với Bộ Lâm nghiệp để Bộ Lâm nghiệp cùng với Bộ Thương nghiệp xem xét giải quyết.

d) Đối với gỗ khai thác từ năm 1990 trở đi

Với các tỉnh, các cơ sở trực thuộc Bộ Lâm nghiệp và các ngành có quản lý rừng, sản phẩm chế biến từ gỗ để xuất khẩu chỉ được sử dụng tối đa 50% sản lượng gỗ khai thác theo thiết kế khai thác được duyệt trong năm kế hoạch, số gỗ còn lại để sử dụng ở trong nước và địa phương.

Tuyệt đối không khai thác những loại gỗ quí hiếm cấm xuất khẩu.

Những đơn vị không có rừng chỉ được xuất khẩu sản phẩm gỗ khi có hợp đồng liên kết liên doanh về khai thác và chế biến gỗ với tỉnh và các đơn vị có rừng được phép khai thác, số lượng gỗ xuất khẩu này sẽ trừ vào chỉ tiêu được phép xuất khẩu của tỉnh và đơn vị có rừng đã ký kết hợp đồng nói trên.

Các loại gỗ rừng trồng như bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo là tràm, đước, thông, tràm, v.v... được xuất khẩu dưới dạng gỗ tròn. Các đơn vị khai thác gỗ rừng trồng phải có thiết kế khai thác được duyệt.

Chỉ tiêu xuất khẩu gỗ rừng trồng ở vùng giấy, vùng mỏ, vùng có nhà máy dăm xuất khẩu (kể cả vùng dự kiến xây dựng nhà máy) chỉ được giải quyết sau khi đã đáp ứng nhu cầu của nhà máy và gỗ cho trụ mỏ. Đối với gỗ do nhân dân trồng, Sở Lâm nghiệp và Sở Nông - Lâm xem xét nguồn gỗ có thể khai thác được trong năm để lập kế hoạch xin xuất khấu và phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đối với diện tích trồng tập trung.

Các địa phương phải có kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển, những hàng cây dọc đường để tránh chặt phá bừa bãi ảnh hưởng xấu đến phòng hộ nông nghiệp bảo vệ môi trường và cảnh quan đất nước.

3- Trình tự thủ tục và thời hạn làm kế hoạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Tất cả các tỉnh, các cơ sở trực thuộc Bộ Lâm nghiệp và các ngành có rừng được phép xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải trình duyệt thiết kế khai thác với Bộ Lâm nghiệp vào tháng 8 hàng năm để chuẩn bị cho kế hoạch năm sau.

Các đơn vị không có rừng muốn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải trình với Bộ Lâm nghiệp các hợp đồng liên kết liên doanh khai thác, chế biến gỗ với những đơn vị có rừng được phép khai thác.

Tháng 10 hàng năm, các Sở Lâm nghiệp, Sở Nông-Lâm, các đơn vị xin xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ gửi đăng ký xin xuất khẩu về Bộ Lâm nghiệp để chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu năm sau.

Bộ Lâm nghiệp căn cứ vào lượng gỗ khai thác được trong năm kế hoạch để xác định chỉ tiêu được xuất khẩu của tỉnh và các đơn vị bao gồm cả phần được xuất khẩu của các đơn vị lấy nguồn gỗ từ rừng của tỉnh.

Chỉ tiêu này được gửi cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh để theo dõi và gửi cho Bộ Thương nghiệp để làm căn cứ xét cấp hạn ngạch xuất khẩu./.