Thiết bị kiểm tra xe xuất xưởng là các công cụ và hệ thống được sử dụng trong quy trình sản xuất ô tô để đánh giá và đảm bảo rằng các phương tiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trước khi rời khỏi nhà máy. Các thiết bị này kiểm tra toàn diện các hệ thống và thành phần của xe, bao gồm động cơ, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng, hệ thống treo, khí thải, và các yếu tố khác. Chúng giúp phát hiện và sửa chữa các lỗi hoặc vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo rằng xe hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành công nghiệp ô tô.

Cách điền mã ngành nghề sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển khi đăng ký kinh doanh

Căn cứ vào quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg, khi đăng ký kinh doanh, anh phải đăng ký mã ngành nghề cấp 4 (có 4 số).

gởi đến anh cách ghi mã ngành nghề kinh doanh, chi tiết như sau:

Trên đây là chi tiết về mã ngành nghề sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển khi đăng ký kinh doanh. Chúc anh đăng ký kinh doanh thành công!

Kiểm tra số KM đã chạy của xe máy cũ

Kiểm tra số km đã chạy của xe máy cũ là một bước quan trọng để đánh giá mức độ hao mòn và sử dụng của chiếc xe.

Bạn có thể hỏi chủ xe hoặc kiểm tra trực tiếp trên đồng hồ đo số km của xe. Hãy chú ý đến dấu hiệu vết nứt, làm giả mạo, hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác cho thấy có thể đã can thiệp vào đồng hồ.

Yếu Tố Quan Trọng Khi Lựa Chọn Xe Máy Cũ

Xác định ngân sách của bạn trước khi đi mua xe. Điều này sẽ giúp hạn chế lựa chọn và tìm kiếm những chiếc xe nằm trong khoảng giá bạn có thể chấp nhận.

Xác định mục đích sử dụng chính của chiếc xe máy. Bạn sẽ sử dụng nó để đi lại hàng ngày, hay muốn một chiếc xe phục vụ cho những hành trình dài?

Nắm vững về các thương hiệu và mô hình xe máy phổ biến. Thông tin về độ tin cậy, dễ bảo dưỡng và phụ tùng thay thế có sẵn sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc xe phù hợp.

Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng của xe máy cũ là một bước quan trọng để đảm bảo rằng chiếc xe bạn đang xem xét đã được bảo dưỡng đúng cách và có thể hoạt động đúng như mong đợi.

Nếu có sẵn, hãy xem xét sổ bảo dưỡng của chiếc xe. Sổ này thường ghi chép chi tiết về các lần bảo dưỡng trước đó, bao gồm thời gian thực hiện, loại dịch vụ, và số km đã chạy.

So sánh số km đã chạy với các lần bảo dưỡng. Nếu xe đã chạy một khoảng đáng kể mà không có dấu hiệu bảo dưỡng, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo.

Kiểm tra các bộ phận quan trọng như động cơ, hệ thống truyền động, và hệ thống phanh để xem liệu chúng có dấu hiệu hỏng hóc hay không.

Mã ngành 2651 - 26510: Mã ngành nghề sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

Sản xuất các hệ thống và thiết bị tìm kiếm, thăm dò, định hướng, thiết bị dùng trong hàng không, hàng hải; các máy điều khiển và điều chỉnh ứng dụng tự động, như lò, điều hoà, tủ lạnh và các thiết bị khác; các dụng cụ thiết bị đo lường, hiển thị, thu thanh, truyền tải và kiểm soát các thông số hoạt động công nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ bụi, độ cháy, dòng chảy, cấp độ, độ dính, mật độ, độ axit, độ tập trung, sự luân phiên; đo tổng số (như côngtơ), dụng cụ đo độ cháy và tính toán; dụng cụ đo và kiểm tra các tính chất điện năng và dấu hiệu điện tử; hệ thống dụng cụ và dụng cụ phân tích thí nghiệm thành phần hoá học và vật lý hay độ đông đặc các mẫu vật liệu rắn, lỏng, khí và tổng hợp; máy đồng hồ và thời gian, công cụ kiểm tra và đo lường khác và các bộ phận của nó.

- Sản xuất thiết bị kiểm tra mức khí thải tự động;

- Sản xuất thiết bị kiểm tra đặc tính vật lý;

- Sản xuất thiết bị đo lường điện năng và dấu hiệu điện tử (bao gồm cả viễn thông);

- Sản xuất dụng cụ phát hiện phóng xạ và dụng cụ chỉ huy;

- Sản xuất thiết bị cho điều tra;

- Sản xuất nhiệt kế lỏng trong kính và loại lưỡng kim (trừ y tế);

- Sản xuất thiết bị kiểm soát giới hạn thủy lực;

- Sản xuất thiết bị kiểm soát lửa và nhiệt;

- Sản xuất công tơ đo lượng tiêu dùng (như nước, gas);

- Sản xuất máy đo dòng chảy và thiết bị đếm;

- Sản xuất máy dò quặng, máy đo độ rung, máy dò tìm kim loại;

- Sản xuất thu thanh máy bay, kiểm tra, đo lường, định hướng, thiết bị hàng không, hàng hải, bao gồm phao âm;

- Sản xuất thiết bị kiểm soát môi trường và điều khiển tự động;

- Sản xuất thiết bị đo lường và ghi (ví dụ đo ánh sáng);

- Sản xuất máy giám sát hành động;

- Sản xuất dụng cụ phân tích thí nghiệm (ví dụ thiết bị phân tích mẫu máu);

- Sản xuất thiết bị chưng cất trong phòng thí nghiệm, máy li tâm, máy siêu âm;

- Sản xuất thiết bị cân, đo, lồng ấp dùng trong phòng thí nghiệm;

- Sản xuất các thiết bị đo lường khác như máy dò phóng xạ, máy dò tìm, đo độ ẩm, đo khí tượng.

- Sản xuất máy trả lời điện thoại được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

- Sản xuất thiết bị kiểm tra y tế được phân vào nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp);

- Sản xuất thiết bị định vị quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học);

- Sản xuất máy ghi điều lọc được phân vào nhóm 28170 (Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính));

- Sản xuất thiết bị đo lường cơ khí đơn giản (băng, compa...) phân theo các vật liệu chính được sử dụng;

- Lắp đặt thiết bị kiểm soát các quá trình sản xuất công nghiệp được phân vào nhóm 33200 (Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp).

Kiểm tra tình trạng cơ bản của xe

Kiểm tra tình trạng cơ bản của xe máy cũ là một bước quan trọng để đảm bảo rằng chiếc xe đang trong trạng thái hoạt động tốt và sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.

Kiểm tra tất cả các bộ phận như phanh xe, động cơ, lốp xe,... đó là những điều cơ bản bạn cần phải kiểm tra khi mua xe máy cũ.

Thử nghiệm lái thử xe để kiểm tra cảm giác lái và xác định xem có vấn đề gì với hệ thống lái hay không.

Nếu bạn không tự tin về khả năng kiểm tra xe, hãy xem xét việc đưa xe đến một người chuyên nghiệp để kiểm tra và đánh giá toàn diện trước khi quyết định mua.

Xeuytin.vn là một Sàn Thương Mại Điện Tử  cung cấp một lượng lớn xe máy cũ từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng trong mô hình, hãng, và giá cả, giúp bạn dễ dàng chọn được chiếc xe phù hợp với nhu cầu và ngân sách của người mua.

Tất cả những xe máy được đăng bán trên Xeuytin rất chi tiết. Người bán sẽ kèm theo hình ảnh và mô tả, giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng nhất về tình trạng và trang bị của chiếc xe trước khi đưa ra quyết định mua.

Bạn có thể mua xe máy mọi lúc, mọi nơi thông qua sàn giao dịch Xeuytin.vn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Việc này đặc biệt thuận lợi nếu bạn có lịch trình bận rộn.

Những thông tin phía trên mong rằng sẽ giúp các bạn có cho mình một chút những kinh nghiệm khi mua xe máy cũ. Và nếu như bạn phân vân về một địa chỉ mua xe máy cũ thì có thể tham khảo Xeuytin.vn để trải nghiệm về sự tiện lợi trang web của chúng tôi.

Theo Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, phạm vi điều chỉnh quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.

Đối tượng áp dụng của Thông tư này gồm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan.

Quản lý việc sử dụng mã truy vết sản phẩm

Thông tư quy định: Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc - Hướng dẫn định dạng các mã dùng trong truy vết do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trước khi đưa vào sử dụng.

Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc - Định dạng vật mang dữ liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, bảo đảm thiết bị có thể đọc được.

Truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo nguyên tắc minh bạch

Đáng chú ý, Thông tư quy định, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc “Minh bạch”. Nguyên tắc này được hiểu là hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất.

Cùng với đó phải đảm báo các nguyên tắc: “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa.

Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng.

Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

Bảo đảm quá trình truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc gia

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ để công bố phù hợp dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Đối với dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau: Tên sản phẩm, hàng hóa; Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn); Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra); Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có); Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có); Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng...

Thông tư mới quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nội dung quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

Đồng thời, Thông tư quy định Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, chủ trì, hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai các hoạt động có liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Xây dựng, vận hành và quản trị Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Chủ trì nghiên cứu, phát triển các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng tương tác, trao đổi, kết nối dữ liệu truy xuất nguồn gốc với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; hỗ trợ tổ chức, cá nhân duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng còn có trách nhiệm chỉ định tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Các tổ chức, cá nhân chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước

Đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về dịch vụ, giải pháp cung cấp cho tổ chức, cá nhân liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện, bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Đồng thời, cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu.

Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, có trách nhiệm: Tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Thông tư này. Thực hiện công bố hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Tiếp đó, chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trường hợp kết nối thông tin lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư này được cập nhật kịp thời theo từng công đoạn sản xuất, kinh doanh vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; tổ chức, cá nhân phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện, bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024./.