Phát triển bởi Hemera Media
Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác
Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính, có rất nhiều tiêu chuẩn, quy định khác nhau đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu. Với nông sản nhập khẩu, Nhật Bản yêu cầu cần phải tuân thủ theo các quy định trong Luật vệ sinh An toàn Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường. Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn và các thủ tục nhập khẩu với từng mặt hàng, sản phẩm cụ thể, đơn vị có thể thấy trên các trang Web sau:
Tại Nhật Bản, Bộ Y Tế, Bộ Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi trường là những đơn vị chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật này dựa trên Luật Vệ Sinh Thực Phẩm. Để biết thêm thông tin về quy định an toàn thực phẩm của Nhật Bản đối với hàng hóa nhập khẩu, đơn vị có thể truy cập vào Website: www.mhlw.go.jp/index.html
Tính tới thời điểm hiện nay, thị trường Nhật Bản vẫn chưa có các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đối với các nhà xuất khẩu.
Chính phủ Nhật bản yêu cầu các nước xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Bên cạnh đó, quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản nhập khẩu cần tuân theo những quy định được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Thông tin chi tiết về các quy định kiểm dịch thực vật hoặc hệ thống kiểm dịch của Nhật Bản có thể xem tại:
Thuế tiêu thụ và các khoản thuế nhập khẩu phải được trả trước khi những khai báo hải quan được hoàn tất. Thông tin thêm về các thủ tục nhập khẩu xem tại Website Hải quan Nhật Bản: www.customs.go.jp/english/index.htm.
Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản gồm có các giấy tờ, chứng từ sau:
Những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu khắt khe nhất thế giới. Chính vì vậy, nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản:
Trên đây là chi tiết những tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu nhiều thông tin bổ ích!
Nguồn: Tham khảo tại Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào Nhật Bản, chiều 29/9, tại TPHCM, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn JFS đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản".
Hiệp hội Quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) đã công nhận Công ty CP Chứng nhận và giám định VinaCert là tổ chức đầu tiên của Đông Nam Á chứng nhận được tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm JFS-C.
Ông Masanori Kotani, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban thư ký của Hiệp hội JFSM cho biết, JFS-C là bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế do JFSM xây dựng. Bộ tiêu chuẩn được Tổ chức Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) công nhận phù hợp với các yêu cầu mới nhất về chuẩn mực an toàn thực phẩm.
Hiện bộ tiêu chuẩn JFS-C đã được các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Nhật Bản tại châu Á tin tưởng và đang mở rộng áp dụng ngày càng rộng rãi. Theo ông Masanori Kotani, nếu doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn này cũng giống như đã được cấp hộ chiếu, giấy thông hành để hàng hóa dễ dàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cũng như các nước khác.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT cho biết với 4 hiệp định thương mại mà Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia, sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai bên phát triển thương mại, đầu tư; trong đó có thương mại nông lâm thủy sản.
Về xuất khẩu nông lâm thủy sản, Nhật Bản là đối tác thương mại thứ 3 của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản nhiều mặt hàng như thủy sản, cà phê, rau quả, sắn… Sản phẩm thực phẩm vào thị trường này phải có sự giám sát, quản lý chặt chẽ về dư lượng, an toàn thực phẩm. Khi doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản và trở thành bạn hàng tin cậy thì việc phát triển thương mại khá thuận lợi.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng nhận và giám định VinaCert - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Với ngành hàng thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP đánh giá, Nhật Bản là 1 trong 4 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, với sản phẩm tôm thì Việt Nam là nguồn cung số 1 tại thị trường này với 25-26% thị phần.
Năm nay, xuất khẩu thủy sản rất khó khăn. Nhưng từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản giảm chỉ bằng 50% mức độ giảm của cả ngành thủy sản, với mức âm khoảng 13-14%. Như vậy có thể thấy, Nhật Bản có nhu cầu thủy sản tốt, doanh nghiệp cũng rất quan tâm xuất khẩu vào thị trường này.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoài Nam cũng nhấn mạnh, mức độ yêu cầu về tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất cao. Doanh nghiệp Nhật Bản cũng có niềm tin rất cao với các bạn hàng nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam luôn phải duy trì bảo đảm an toàn thực phẩm ở mức cao.
"Nhật Bản có quy định khắt khe về kháng sinh và vi khuẩn gây bệnh. Nếu doanh nghiệp chỉ vi phạm 1 lần về an toàn thực phẩm thì sẽ bị nâng cấp kiểm soát, thậm chí có thể bị kiểm soát 100%", ông Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng nhận và giám định VinaCert cho biết, đây là tiêu chuẩn tự nguyện, nhưng khi đối tác nhập khẩu chưa biết nhiều về doanh nghiệp xuất khẩu thì sản phẩm có chứng nhận JFS-C sẽ tạo sự tin tưởng hơn cho đối tác. Việc các doanh nghiệp đã có các chứng nhận khác nếu chuyển sang chứng nhận này cũng không có quá nhiều phức tạp.
JFSM đang có tiêu chuẩn JFS-A, JFS-B và JFS-C. JFS-A, JFS-B chủ yếu chứng nhận dành cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, còn JFS-C là tiêu chuẩn cao hơn.
Trước hết, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng với hàng nhập khẩu khắt khe nhất thế giới. Đối với hàng nông, lâm, thủy sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, kiểm dịch động thực vật và đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật… Các lô hàng vi phạm quy định về chất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại, đồng thời Hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suất và mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau, có thể gây ra nhiều phiền phức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ hai, hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản nổi tiếng phức tạp với nhiều tầng cấp khác nhau và các chức năng riêng biệt. Đơn cử, hầu như mọi chuỗi siêu thị của Nhật Bản không nhập khẩu hàng trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài, mà mua qua các đầu mối nhập khẩu lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải thiết lập được mối quan hệ tốt với các đầu mối nhập khẩu lớn của Nhật Bản. Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại và các nhà bán buôn Nhật Bản. Việc tiếp cận các kênh khác như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến công nghiệp còn rất hạn chế. Hiện, hầu hết các công ty Việt Nam chưa có hệ thống đại diện hoặc chi nhánh tại thị trường Nhật Bản.
Thủy sản là một trong những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh tại thị trường Nhật Bản; Ảnh: Vũ Sinh
Thứ ba, thị hiếu tiêu dùng và văn hóa kinh doanh của người Nhật rất đặc thù. Khi mua hàng thì chất lượng là yếu tố được người dân tại đây quan tâm nhất. Do hàng hóa nội địa của Nhật có chất lượng cao, nên tâm lý tiêu dùng của người Nhật là luôn đòi hỏi các sản phẩm (kể cả các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài) phải có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, người Nhật cũng rất chú trọng đến giá cả, mẫu mã, kích thước, màu sắc, công dụng… của sản phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn có chỗ đứng tại thị trường Nhật cần tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản, từ đó đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm, song song với với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.
Thứ tư, về văn hóa kinh doanh, khi gặp gỡ đối tác Nhật lần đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam cần mang theo danh thiếp, catalogue, hồ sơ giới thiệu công ty, hàng mẫu… Cần đảm bảo đúng giờ và giữ lời khi đã hứa hẹn một việc gì đó với đối tác. Thông thường, thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Nhật Bản không hề đơn giản, nhiều trường hợp phải có sự giới thiệu của bên thứ 3 uy tín thì doanh nghiệp Nhật mới tin tưởng.
Khi đã có được mối quan hệ làm ăn với đối tác Nhật, doanh nghiệp cần chú trọng duy trì mối quan hệ đó một cách lâu dài, bền vững. Trong quá trình đàm phán/trao đổi, đối tác Nhật có thể đưa ra các yêu cầu như thay đổi mẫu mã hoặc kích thước sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người Nhật…. doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng tích cực đáp ứng những yêu cầu đó. Nếu những đòi hỏi phía đối tác đưa ra quá khắt khe, doanh nghiệp Việt Nam có thể trao đổi lại cụ thể để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nỗ lực để xuất khẩu được hàng hóa vào thị trường Nhật Bản giống như một mũi tên trúng hai đích. Bởi nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường Nhật Bản chấp thuận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt được ở các thị trường khác.
Hiện nay, có nhiều kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng như: Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, các Thương vụ Việt Nam, các Sở Công thương (Bộ Công thương); các đơn vị của Bộ NN&PTNT, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại của nước ngoài…
Cũng theo Tham tán Việt Nam tại Nhật Bản, doanh nghiệp cũng có thể tìm thông tin, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu hàng hóa, sản phẩm với các khách hàng nước ngoài. Một trong những kênh thông tin về các hội chợ, triển lãm mà các doanh nghiệp cần cập nhật là website: vietnamexport.com hoặc qua email, mạng xã hội. Với những doanh nghiệp không sang trực tiếp được Nhật Bản thì có thể gửi hàng mẫu sang trưng bày tại phòng mẫu của Thương vụ Việt Nam tại Nhật, hoặc trưng bày tại các triển lãm lớn tổ chức tại Nhật với đầu mối là Thương vụ Việt Nam tại Nhật.