Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động (Hình từ internet)

Quyền và nghĩa vụ của người xuất khẩu lao động

* Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:

- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

* Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;

- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định;

- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;

- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

(Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020)

Đây là thông tin mới nhất vừa được Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) thông tin tới lao động chuẩn bị đi làm việc tại Hàn Quốc. Theo đó, đã có 1.472 người lao động (NLĐ) được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn chuẩn bị đi làm việc tại Hàn Quốc trong thời gian tới. Từ đầu năm 2022 thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc đã khởi sắc, Việt Nam đã bắt đầu đưa lao động đi làm việc trở lại.

Chiều ngày 18/7, trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, bà Phạm Ngọc Lan - Phó giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, những người lao động được thông báo cần nhanh chóng liên hệ với sở LĐTBXH tỉnh, thành phố nơi có hộ khẩu thường trú để xác nhận nguyện vọng tham gia Chương trình EPS và thực hiện hợp đồng đã được ký với doanh nghiệp Hàn Quốc trước ngày 22/7.

Lao động chuẩn bị đi làm việc tại Hàn Quốc cần thực hiện ký quỹ trước ngày 22/7. Ảnh: L.D

Đồng thời, liên hệ với sở tư pháp tỉnh, thành phố nơi có hộ khẩu thường trú hợp pháp để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và nộp cho Trung tâm Lao động ngoài nước (1 bản gốc tiếng Việt và 1 bản dịch tiếng Anh có chứng thực) vào ngày tập trung tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết.

Tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS Hàn Quốc sẽ tiếp nhận trong năm 2022 được quyết định ở mức 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021). Hiện nay Sở LĐTBXH đang chuẩn bị tiếp nhận đơn đăng ký dự thi tiếng Hàn của lao động.

Trong trường hợp NLĐ được bố trí kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc nhưng chưa được cấp Phiếu lý lịch tư pháp, NLĐ vẫn đến tập trung theo kế hoạch và ủy quyền để người thân tiếp nhận, dịch thuật và gửi chuyển phát nhanh về cho Trung tâm Lao động ngoài nước trong thời gian sớm nhất.

Đối với những NLĐ đã có lịch xuất cảnh, cần nhanh chóng thực hiện thủ tục ký quỹ 100 triệu đồng và 50.000 đồng (phí duy trì tài khoản thanh toán phục vụ công tác hoàn trả tiền ký quỹ và các khoản tiền bảo hiểm tại Hàn Quốc). Nếu NLĐ thuộc đối tượng được vay vốn và có nhu cầu vay vốn để ký quỹ thì thực hiện thủ tục vay vốn và ký quỹ tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại nơi có hộ khẩu thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc.

Lao động cần hoàn thiện việc ký quỹ và phiếu khai tư pháp trước khi sang Hàn Quốc làm việc. Ảnh: H.K

Theo yêu cầu tiếp nhận sớm của phía Hàn Quốc, NLĐ hoàn thành giáo dục định hướng khóa 1 và 2 năm 2022 sẽ được xuất cảnh từ cuối tháng 7 này. Vì vậy, đề nghị NLĐ đã có lịch xuất cảnh khẩn trương thực hiện việc chuyển khoản tiền ký quỹ nêu trên trước ngày 22/7 trước khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc.

Cũng theo bà Lan, từ đầu năm tới nay, trung tâm đã đưa được hơn 2.000 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS. Chủ yếu tập trung giải quyết các hồ sơ lao động đăng ký trúng tuyển tiếng Hàn, được doanh nghiệp lựa chọn còn tồn đọng từ năm 2020 và 2021.

"Năm 2022 ngoài việc xử lý đơn hàng mới, chúng tôi còn phải nỗ lực giải quyết các đơn hàng tồn lại từ năm 2020 và 2021, vì thế công việc rất nhiều. Đến thời điểm này, hoạt động đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đã khởi sắc trở lại", bà Lan nói.

Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động

Khái niệm xuất khẩu lao động là gì? Đặc điểm của xuất khẩu lao động? Nội dung xuất khẩu lao động? Các hình thức xuất khẩu lao động? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.

Cung ứng lao động ra nước ngoài

Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động.

Khái niệm xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động là hoạt động mua – bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài.

Hoạt động mua – bán thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương. Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó ( do hai bên thỏa thuận ) theo ý muốn của mình.