Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm mục đích đưa phán quyết của Tòa án đi vào thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, thủ tục này rất phức tạp và có khả năng kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Do đó, Dịch vụ Luật sư giải quyết thi hành án được ra đời nhằm giúp khách hàng giải quyết những khó khăn này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số chỉ dẫn pháp lý về thủ tục luật định và những công việc Luật sư phải làm để hiểu rõ hơn về dịch vụ pháp lý này nhé.
Khiếu nại hành vi thi hành án trái quy định pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ xác định Chấp hành viên hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình thi hành án có hành vi trái quy định pháp luật, luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết thỏa đáng.
Tố giác khi có dấu hiệu hình sự trong quá trình thi hành án.
Khi phát hiện các chủ thể liên quan trong hoạt động thi hành án dân sự khách hàng có dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật hình sự, luật sư tư vấn quyền tố giác, thủ tục tố giác tội phạm để khách hàng thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, hạn chế những rũi ro không cần thiết trong quá trình thi hành án.
Trên đây là bài viết về dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự tại Long Phan PMT. Nếu Quý khách có nhu cầu cần được hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi qua tổng đài vui lòng liên hệ chúng tôi theo số Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau.
Ủy thác mua bán hàng hóa là gì? Đặc điểm của hoạt động này? Quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ này được pháp luật quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của LawKey.
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Thứ nhất, quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
♦ Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. (Điều 156 Luật thương mại 2005)
♦ Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và không nhất thiết phải có tư cách thương nhân.
♦ Quan hệ ủy thác có thể bao gồm:
Thứ hai, nội dung của hoạt động ủy này, bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba.
Thứ ba, quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa phát sinh khi các bên xác lập hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
♦ Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. (Điều 159 Luật thương mại 2005)
♦ Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.
Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác
Theo quy định tại Điều 162 LTM, nếu không có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các quyền sau:
– Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái luật.
Tại Điều 163 LTM quy định nếu không có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:
– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Kịp thời đưa ra các chỉ dẫn cụ thể phù hợp với hợp đồng ủy thác để bên nhận ủy thác thực hiện công việc ủy thác.
– Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;
– Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng ủy thác;
– Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
Khái quát chung về hoạt động Đại diện cho thương nhân
Trên đây là tư vấn của LawKey về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. Nếu có vấn đề còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.
Người phải nộp phí thi hành án dân sự
Tại khoản 7 Điều 3 Luật THADS 2008 quy định về trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự như sau:
“ Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định”, như vậy người có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự là người được thi hành án, tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
Đối với mức phí thi hành án được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC như sau:
Thứ nhất, người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:
Thứ hai, đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.
Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;
Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng – 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng.
Thứ ba, đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Thứ tư, đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.
Thứ năm, trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.