Tại Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp thủy sản Việt Nam - Singapore vừa được tổ tại TP.HCM, ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, cho biết quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Liên Xô từng thực hiện siêu dự án kênh đào nối liền Biển Caspi với biển nào?

Năm 1948, Liên Xô từng cho xây dựng dự án kênh đào Volga-don, giúp nối liền biển Caspi với biển Azov và biển Đen. Tàu, thuyền có tải trọng dưới 5.000 tấn có thể đi lại trên con kênh này.

Nhu cầu thị trường toàn cầu cho trái cây dự báo tăng 8,2% mỗi năm từ 2019 đến 2025 và đạt tới 585,25 tỷ USD vào 2025. Theo số liệu thống kê từ trung tâm thương mại quốc tế (ITC), nhập khẩu rau quả của thế giới quý 1/2021 đạt 70,1 tỷ USD, tăng 5% so với quý 1/2020. Đặc biệt, với Hiệp định tự do thương mại Việt Nam (EVFTA), rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi nhiều nhất bởi 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ. Đó là những minh chứng rõ nét cho thấy cơ hội đang rộng mở để đưa trái cây Việt Nam ra thị trường thế giới.

Cơ hội củng cố kết nối thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới

Chiều 8/10, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của hợp tác xã với các thị trường nước ngoài tiềm năng”. Hội nghị diễn ra với hình thức trực tuyến, điểm cầu chính tại Hội trường của Liên minh Hợp tác xã  (LMHTX) Việt Nam kết nối với các điểm cầu trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch LMHTX Việt Nam và ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch LMHTX Việt Nam chủ trì hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của 300 đại biểu trong và ngoài nước gồm Tham tán thương mại các nước Anh, Trung Quốc, Nga, Australia, Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Pakistan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất; hơn 200 hợp tác xã sản xuất trái cây trong nước và 40 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây trong và ngoài nước.

Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm chia sẻ và cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận và kết nối cung cầu, hỗ trợ thúc đẩy khu vực HTX tiếp cận các thị trường để tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch LMHTX  Việt Nam, thời gian qua, LMHTX Việt Nam đã huy động các nguồn lực hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả thị trường. Hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm kết nối người sản xuất là các HTX với các nhà phân phối, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID như Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh và 19 tỉnh thành phía Nam đã được tổ chức. Qua đó, đã kết nối tiêu thụ hàng ngàn tấn nông sản của thành viên trong thời gian ngắn, góp phần giảm tình trạng ứ đọng, giảm giá trị nông sản.

“Để các HTX sản xuất trái cây tiếp cận trực tiếp với thị trường thế giới, LMHTX Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của các HTX với các thị trường xuất khẩu tiềm năng năm 2021; kết nối đồng thời với nhiều thị trường trong nước và nước ngoài. Hội nghị là cầu nối cho các HTX sản xuất trái cây và các sản phẩm từ trái cây có cơ hội được mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt được thông tin chính xác và nhanh nhất về các thị trường xuất khẩu tiềm năng, gặp gỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây trong và ngoài nước, vừa duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, vừa đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới như Tây Á, Nam Á, để từ đó có định hướng cho các HTX từ khâu sản xuất nhằm đảm bảo quy cách về sản lượng và chất lượng sản phẩm” – ông Nguyễn Ngọc Bảo nói.

Vì mục tiêu đạt Top 5 thế giới về xuất khẩu rau quả

Mục tiêu đến năm 2030 theo Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 ban hành theo Quyết định số 417/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Sản xuất và chế biến rau quả phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững, đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu thụ; có trình độ công nghệ tiên tiến được gắn với các vùng sản xuất rau quả tập trung, sản lượng hàng hóa lớn; sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao; góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới; giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 đến 10 tỷ USD.

Hầu hết đại diện LMHTX các tỉnh, thành tham gia Hội nghị đều chung nhận định, các HTX có nhiều sản phẩm thế mạnh xuất khẩu như vải, nhãn, thanh long, chôm chôm, dứa, dưa, xoài… đều đang rất cần tiếp cận thị trường tiêu thụ quốc tế. Các HTX có kinh nghiệm và kỹ năng tốt trong trồng trọt và làm vườn, có lợi thế về các giống trái cây tiên tiến. Sản phẩm trái cây của các HTX có ưu điểm là ngày càng đa dạng hơn như IQF (Individual Quickly Freezer – trái cây được cấp đông), nước trái cây tươi, đóng hộp, cô đặc... Đa số các HTX nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm của các HTX và doanh nghiệp chế biến trái cây xuất khẩu đã được chứng nhận kiểm soát an toàn thực phẩm như HACCP (Hazard Analysis Critical Control Points), BRC (British Retailer Consortium), Halai (Sản phẩm cho phép người Hồi giáo sử dụng)…

Đại diện các thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Đức khi chia sẻ tại Hội nghị cũng chung quan điểm, muốn xuất khẩu rau quả Việt Nam bền vững, cần chú trọng tới chất lượng và quy cách bảo quản rau quả. Hơn nữa, phải không ngừng ứng dụng công nghệ để làm phong phú hơn thể loại sản phẩm, ngoài trái cây tươi, sấy khô và nước ép trái cây thì phải có đa dạng hơn các hình thức chế biến khác phù hợp nhu cầu, thị hiếu của đông đảo khách hàng quốc tế khắp nơi.

Trong khuôn khổ Hội nghị, 6 hợp tác xã sản xuất trái cây và 4 công ty công ty xuất nhập khẩu quốc tế đã cùng ký biên bản ghi nhớ hợp tác.

Tính đến tháng 9/2021, cả nước có 26.593 HTX (17.363 HTX nông nghiệp, 8.042 HTX phi nông nghiệp, 1.188 quỹ TDNN), 106 liên hiệp HTX và 119.670 tổ hợp tác, thu hút hơn 8 triệu thành viên tham gia, trong đó chủ yếu là đại diện hộ gia đình, tác động đến đời sống và thu nhập của khoảng 30 triệu người, đóng góp trực tiếp vào GDP trung bình khoảng 4,8%, đóng góp trực tiếp và gián tiếp gần 30% GDP. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành hàng trái cây là thế mạnh và có nhiều tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Theo khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam, tỷ trọng sản lượng lương thực, thực phẩm và nông sản chủ lực khác do các HTX sản xuất so với tổng sản lượng của các địa phương và cả nước chiếm khoảng 25%-75%; trong đó, trái cây chiếm 55%. Diện tích trồng trái cây trong cả nước cụ thể cho từng loại như sau: Thanh long 65.243 ha, xoài 111.582 ha, chuối 147.799 ha, dứa 45.997 ha, nho 1.289 ha, sầu riêng 71.282 ha, mãng cầu 24.143 ha, mít 58.510 ha, măng cụt 7.582 ha, ổi 19.406 ha, vú sữa 5.578 ha, chanh leo 8.693 ha, bơ 24.920 ha, cam 96.530 ha, quýt 20.554 ha, chanh 40.043 ha, bưởi 98.050 ha, mận 15.679 ha, nhãn 80.208 ha, vải 52.321 ha, chôm chôm 22.925 ha.

Việt Nam và Đài Loan: Quy mô và Mật độ dân số

Việt Nam và Đài Loan, hai quốc gia nằm ở Đông Nam Á và Đông Á, sở hữu những đặc điểm địa lý và dân số khác biệt. Trong khi Việt Nam có diện tích lãnh thổ rộng lớn, Đài Loan lại nổi tiếng với mật độ dân số cao.

Diện tích: Việt Nam hơn Đài Loan chín lần

Về diện tích, Việt Nam nắm giữ 331.210 km vuông, gấp gần chín lần so với Đài Loan, chỉ có 36.193 km vuông. Sự chênh lệch về kích thước phản ánh vị trí địa lý của hai quốc gia. Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, bao quanh bởi Lào, Campuchia và Biển Đông. Trong khi đó, Đài Loan là một hòn đảo nằm trên Biển Hoa Đông.

Mật độ dân số: Cần có thông tin bổ sung để so sánh chính xác

Tuy nhiên, sự đối lập trong diện tích không chỉ ra sự tương quan chặt chẽ trong mật độ dân số. Mật độ dân số được đo bằng số người trên một đơn vị diện tích, cung cấp một thước đo về mức độ đông đúc của một khu vực.

Để so sánh chính xác mật độ dân số giữa Việt Nam và Đài Loan, chúng ta cần có dữ liệu chính xác về dân số của cả hai quốc gia vào cùng một thời điểm cụ thể. Thật không may, thông tin này hiện không có sẵn trong bài viết. Do đó, không thể đưa ra kết luận cuối cùng về mật độ dân số tương đối của hai quốc gia.

Việt Nam và Đài Loan là hai quốc gia có đặc điểm địa lý và dân số khác nhau đáng kể. Việt Nam rộng gấp chín lần Đài Loan về diện tích, trong khi mật độ dân số của hai quốc gia cần được so sánh bằng dữ liệu chính xác hơn. Khi có đủ thông tin, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự phức tạp về địa lý và nhân khẩu học của mỗi quốc gia.