Để thực hiện hiệu quả các thí nghiệm yêu cầu tiên quyết đó là những thiết bị phòng thí nghiệm, nó đóng vai trò rất quan trọng.
h. An toàn trong phòng thí nghiệm
Yêu cầu thiết kế phòng thí nghiệm quy định tất cả các cửa ra vào phòng thí nghiệm đều phải có cửa có thể khóa được. Việc đóng mở phải dễ dàng để khi xảy ra các vấn đề thì việc thoát hiểm sẽ nhanh chóng hơn. Phải có khóa bên trong để hạn chế sự ra vào, tiếp xúc khi đang tiến hành thí nghiệm với các mẫu có độ nguy hiểm cao. Chỉ những nhân viên đã được cho phép và nắm rõ nội quy mới được vào phòng thí nghiệm. Luôn đề phòng bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra liên quan đến lấy cắp dữ liệu, trang thiết bị hoặc làm giả mạo chất sinh học, các mẫu thử, hóa chất…
Trình độ và kỹ năng của nhân viên phòng thí nghiệm cần có
Nhân viên phòng thí nghiệm là một công việc yêu cầu trình độ chuyên môn cao, cần người làm có sự chuyên tâm, nghiêm cẩn khi xử lý mọi nhiệm vụ. Bản mô tả công việc Nhân viên phòng thí nghiệm trên đây giúp ứng viên hình dung rõ ràng hơn về những gì bạn sẽ làm nếu ứng tuyển và điều kiện để ứng tuyển, trong khi nhà tuyển dụng có có thể sử dụng để liệt kê đầy đủ hơn và điều chỉnh thông báo tuyển dụng một cách chính xác nhất để tuyển đúng người.
Trình độ và kỹ năng của nhân viên phòng lab
Để thành công với tư cách là nhân viên phòng thí nghiệm, bạn cần có trình độ chuyên môn, sự cẩn thận, chi tiết khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Những yêu cầu về trình độ và kỹ năng của Nhân viên phòng thí nghiệm là:
Rất mong bài viết trên của Vinalab sẽ giúp bạn giải đáp phần nào các thắc mắc xoay quanh câu hỏi phòng lab hay phóng thí nghiệm là gì? Chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả.
Lúc nhỏ nghe lời bài hát “Màu áo chú bộ đội” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tôi nghe thích thú lạ kỳ. Nhìn cha tôi trong bộ quân phục màu xanh, mũ gắn sao vàng, vai đeo quân hàm với những ngôi sao sáng, tôi thấy ông hùng dũng nhưng gần gũi vô cùng!
Hỏi cha “Vì sao áo chú bộ đội màu xanh?”, cha xoa đầu tôi, bảo “Màu xanh là màu của tự do, hòa bình, màu xanh của sự sống, của hy vọng…”.
Màu xanh này không phải màu xanh bình thường mà còn pha thêm màu của rêu đá, màu của cát bụi, màu của gió và nắng trên con đường hành quân. “Màu áo chú bộ đội, mới trông là màu xanh/ Như màu lá trên cành, trộn vào màu xanh rêu đá/ Màu áo chú bộ đội, đi trên đường cát bụi/ Lại ánh sắc màu vàng, có màu đỏ đất núi/ Xen nâu đất đường làng/ Màu áo thân thương, khó đổi màu qua mưa nắng/ Như tình sâu nghĩa nặng, chẳng thay đổi bao giờ/ Như tình dân nghĩa Đảng, còn nguyên vẹn như xưa…”.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhà thơ - người lính Chính Hữu có bài thơ “Đồng chí” với các câu “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”. Hành trang của người chiến sĩ lúc đó thật giản đơn.
Với tấm áo trấn thủ 36 đường may ngang dọc như những chiến hào, chiến trận đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh anh giải phóng quân với chiếc mũ tai bèo đã đi vào lịch sử “Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành/ Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh/ mà xông xáo mà tung hoành ngang dọc” (Tố Hữu).
Ngày xưa hành trang người lính ra trận mang theo chiếc ăng gô, chiếc ăng gô đó từng nấu canh rau tàu bay, môn thục để xua đi những trận đói lả người. Cùng chiếc gậy Trường Sơn “Luyện cho đôi chân ngày đêm không mỏi” (Phạm Tuyên) và đôi dép cao su gắn bó với người lính “Đôi dép Bác Hồ” mà “Bác đi từ thủa chiến khu Bác về” trong ca khúc của nhạc sĩ Văn An.
Hành trang - hành trình của người lính là cả chặng đường hành quân không ngơi nghỉ với cành lá ngụy trang trên lưng dập dờn theo gió đồng quê …“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùng” (Quang Dũng)…
Bộ đội ta ngày xưa, hành quân dưới rừng, được rừng xanh che chở, một màu xanh tin cậy yêu thương, màu xanh quân phục điệp trùng với bước chân người lính đi đến đâu cũng được vòng tay chào đón của nhân dân.
Hành trang người lính còn có cả đồng đội, bởi nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu đều sẻ chia cùng đồng đội. Hành trang trong trái tim người lính chất chứa một khoảng trời đầy nỗi nhớ nhung dành cho người mình thương và tình cảm nơi hậu phương động viên người lính hoàn thành nhiệm vụ cao cả trở về.
Chính màu xanh in hằn trong tâm trí để sau này mỗi khi thấp thoáng màu áo xanh của bộ đội nơi nào, là đủ yên tâm vì biết rằng ở đó có những người lính đang một lòng vì đất nước, quê hương...
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG ĐẾN NƯỚC MỸ
Sau bao nỗ lực chuẩn bị phỏng vấn, nộp đơn xin trường và hồi hộp chờ đợi bạn nhận được thông báo chính thức trở thành tân sinh viên của trường đại học mà bạn mong ước. Mang theo bao ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ bước về phía nước Mỹ, đất nước của sự tự do và những cơ hội nhưng bạn đang loay hoay không biết với 46kg hành lý để bắt đầu một cuộc sống mới thì nên mang theo gì và bỏ lại gì. Luôn sát cánh và chia sẻ cùng các bạn du học sinh cũng như hiểu rõ những khó khăn khi lần đầu đi du học của các bạn Công Ty Du Học Đại Thiên Sơn xin chia sẻ những kinh nghiệm cho bước chuẩn bị hành lý trước khi đi du học.
+ Một thứ quan trọng là ổ chuyển đổi, vì ổ điện ở đây không giống ở bên nước mình. Mình có thể mua ở Mỹ nhưng đắt hơn và nhiều khi những ngày đầu qua chưa có cơ hội đi mua sắm, thì việc sạc laptop, smartphone để liên lạc là cấp thiết.
+ Mì gói! Ở Mỹ đây đó chính là đồ cứu đói cho bạn! Mang nhiều mì gói để lỡ như thời gian đầu bạn không quen đồ ăn ở đây, hoặc bạn ngán đồ ăn nhanh. Đồ ăn trong trường phần lớn không hợp khẩu vị với sinh viên Việt Nam.
+ Nên mang một bộ áo dài (nữ), một bộ vest (nam). Ngoài ra nếu có quần tây hay blazer thì nên mang, vì những thứ đó ở Mỹ đắt tiền và có thể không vừa. Bạn cũng nên mang theo Caravat, nơ vì ở Mỹ rất đắt, bạn cũng có thể dùng làm quà tặng dịp lễ, dịp đặc biệt.
+ Quần jeans, áo somi, áo phông: Trang phục hàng ngày đi khắp mọi nơi của các bạn ở đây. Có thể mang 4-5 cái quần jeans tốt để sang đây đỡ phải giặt đồ nhiều. Không nên chỉ dùng jeans bó vì đến mùa đông bạn sẽ phải mặc quần tất dày bên trong nữa. Đừng mang nhiều áo thun sang, vì thường các trường đại học phát nhiều áo thun, hơn nữa áo thun ở Việt Nam nhiều hình ảnh, hoa văn, ở Mỹ thì mặc áo đơn giản. Các bạn cũng đừng quên mang theo chiếc áo Đại Thiên Sơn khi đến với ngôi trường mới nhé!
+ Giày dép: Cơ bản nên có 1 đôi giầy thể thao, 1 đôi giày đi dịp trang trọng (giày tây đen cho nam và cao gót đen cho nữ), 1 đôi tông. Đôi giầy thể thao nên mang luôn khi đi máy bay để vừa giữ ấm bàn chân trên máy bay, vừa tiện lợi di chuyển, cởi ra khi qua máy soi. Những loại khác như boot, ủng đi mưa, giày đi tuyết sang Mỹ mua sẽ tốt hơn.
+ Nếu bạn bị các tật khúc xạ thì nên chuẩn bị 2,3 chiếc kính để đề phòng bị vỡ hoặc hỏng vì giá gọng kính ở đây khá rẻ nhưng chi phí cho tròng kính lại rất đắt.
+ Áo ấm, có thể mua ở Việt Nam vì thông thường một cái áo thật ấm ở Mỹ khá đắt và thường xuất khẩu từ Việt Nam. Bạn không cần mua loại dày nhưng phải tốt, và đừng màu mè quá vì xu hướng thời trang của Mỹ có phần đơn giản hơn với Việt Nam.
+ Các bạn nên mang nhiều dụng cụ học tập. Bút chì, bút bi, bút xóa, bìa hồ sơ, ... Vì những thứ này tại Mỹ có giá khá đắt.
+ Từ điển: Nên mang 1 cuốn Anh – Việt vì sẽ rất cần thiết cho thời gian đầu mới sang cũng như khi làm bài kiểm tra.
+ Thuốc men: Nên mang những thuốc thiết yếu và các bạn quen dùng như đau đầu, cảm cúm, đau bụng, dị ứng, dầu gió, thuốc tiêu chảy, thuốc bao tử, thuốc khi cảm sốt ho, salonpas, băng urgo,... vì muốn mua thuốc ở Mỹ phải có đơn của bác sỹ. Lưu ý là thuốc nào cũng nên có nhãn mác rõ ràng.
+ Đồ dùng cá nhân: Bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, dầu gội, sữa tắm, ... riêng dầu gội, sữa tắm bạn nên mang theo dưới dạng gói, chứ không nên mang theo dưới dạng bình hoặc chai và chỉ nên mang đủ dùng trong thời gian đầu vì ở Mỹ mấy đồ này rất sẵn và không đắt. Kim chỉ, cúc áo cũng rất cần thiết vì quần áo bên mỹ giặt và sấy đều bằng máy. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị một loạt ảnh thẻ đủ các kích cỡ, tốt nhất là cứ chuẩn bị mỗi kích cỡ khoảng 10 ảnh. Cũng nên chuẩn bị balo, cặp sách để sử dụng khi sang đến nơi.
+ Sách: Không nên mang theo sách vì rất nặng mà chưa chắc đã phù hợp với chương trình học của bạn trừ những sách cực kỳ hiếm và quan trọng bằng tiếng việt mà không có ở Mỹ còn lại nếu muốn mang theo bạn nên chụp, quét thành ảnh hoặc file lưu vào usb.
+ Thẻ VISA hoặc Master: không nhất thiết phải lập tài khoản ngân hàng ở VN. Các bạn có thể cầm một ít tiền mặt phòng thân khi sang Mỹ. Các trường thường liên kết dịch vụ sinh viên với các ngân hàng địa phương nên việc mở tài khoản, mở thẻ cực kì tiện lợi, chăm sóc khách hàng nhiệt tình. Vậy nên không cần phí tiền mở thẻ trước ở VN.
+ Đồ trang điểm, vì có thể đồ từ VN sang không phù hợp với khí hậu và đồ trang điểm tại Mỹ cũng thường xuyên sale off.
+ Bàn ủi hay máy sấy tóc vì nguồn điện sử dụng ở Mỹ là 110V nên chân cắm sẽ không phù hợp và bạn cũng có thể mua ở siêu thị khoảng 10-15 đô một cái.
+ Găng tay, khăn len, mũ: găng tay ở Mỹ phải dùng loại chống thấm nước để đi tuyết, khăn len cũng cần vừa ấm vừa nhẹ, mũ len cũng vậy nên hãy mua tại Mỹ.
+ Các loại đĩa CD, DVD, phần mềm không có bản quyền: Bạn có thể gặp rắc rối với hải quan nếu họ phát hiện bạn có những vật này trong hành lý. Tốt nhất là bạn copy hết vào ổ cứng, USB thì sẽ an toàn hơn.
+ Laptop, máy ảnh, điện thoại: Nếu bạn chưa có những vật dụng này thì tốt nhất là nên qua Mỹ rồi hãy mua vì giá cả không đắt mà còn dễ bảo hành phòng khi hỏng. Lưu ý điện thoại mua tại Việt Nam khi sang Mỹ thường không thể sử dụng được.
+ Bạn không nên mang theo thịt heo, thịt bò, thịt gà, các sản phẩm làm từ các loại thịt này, ví dụ như thịt bò khô hoặc ruốc/chà bông, và những sàn phẩm có bao bì liên quan đến thịt, ví dụ như mì gói có bao bì hình thịt. Nếu bạn mang các loại thịt này và bị bắt thì bạn sẽ phải nộp tiền phạt từ 150$ trở lên. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng mua các sản phẩm này ở các chợ châu Á hoặc chợ Trung Quốc ở nơi bạn sống.
Ngoài những vật dụng kể trên thì còn những vật dụng khác tuỳ theo nhu cầu của mỗi cá nhân nhưng trên đây là những vật dụng cần thiết nhất. Đại Thiên Sơn hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn tân du học sinh trên hành trình đến Mỹ. Chúc Các bạn thành công!
CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC QUỐC TẾ ĐẠI THIÊN SƠN
Địa chỉ: 339/79A Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận 3, TP.HCM Hotline: 0908.3939.95 Điện thoại: (08) 35264249 – 35264254 - 35264293 Fax: (08) 35264259 Email: [email protected] Website: www.daithienson.com - Facebook: http://www.facebooks.com/duhocdaithienson
Phòng thí nghiệm hay phòng lab là những khái niệm không còn xa lạ đối với những ai đang theo học các ngành như hóa học, sinh học, vật lý, y dược… Thậm chí ngay cả những học sinh còn trên ghế nhà trường cũng đã được tiếp cận với các khái niệm này. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cần phải thiết kế, lắp đặt, mua sắm trang thiết bị sao cho phòng lab đạt tiêu chuẩn. Bài viết hôm nay của Vinalab sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.