Tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Triều Tiên Choe Son Hui, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói, quan hệ giữa Moscow và Bình Nhưỡng đã đạt mức cao kỷ lục trong vài năm qua, nhờ nỗ lực của lãnh đạo hai nước.
Sơ lược về đất nước Triều Tiên
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước Bắc Triều hiện nay đi theo chế độ Liên Xô, Trung Quốc. Còn Nam Triều (tức Đại Hàn Dân Quốc) đi theo chế độ các nước như Mỹ. Chính vì thế mà đất nước Hàn Quốc bị chia cắt từ đây, tại nơi đây có vị trí biên giới ngăn cách hai nước, những con đường này gồm sông Áp Lục và song Đồ Môn. Tổng diện tích trên bản đồ Triều Tiên Hàn Quốc là 220.000 km2.
Xem thêm bản đồ các nước trên thế giới
Địa lý tại đây chiếm đa phần là đồi núi, địa hình khá hiểm trở, những ngọn núi khá cao, trong số đó ngọn cao nhất là Bạch Đầu Sơn. Bán đảo Triều Tiên có đường bờ biển rất dài, nằm về phía Tây và phía nam. Chúng có hơn 3.500 đảo lớn nhỏ.
Về khí hậu, thấy rõ theo hai vùng Bắc Nam, miền Nam có khí hậu ấm áp, do dòng nước ấm từ đại dương bù đắp. Còn miền Bắc có khí hậu lục địa nên khá lạnh. Tuy vậy chung quy toàn bán đảo Triều Tiên chúng có khí hậu ôn hòa, mùa hè có gió mùa và bão nhiệt đới vào mùa thu. Lượng mưa vào mùa đông rất ít và có ít tuyết rơi ở vùng núi.
Tìm hiểu tình hình hoạt động Triều Tiên
Ở đây Đảng cầm quyền là Đẳng lao động, tiếp đó là Đảng Xã hội dân chủ và đẳng Thanh Thiên Đạo. Bên cạnh đó họ còn một Đẳng cho kiều bào ở Nhật gồm 5 ghế quốc hội. Các Đảng này tạo thành thể thống nhất, đứng đầu là Đảng Lao Động.
Theo Hiến pháp đã ban hành thì vị trí nguyên thủ quốc gia là vị trí tối cao cho chủ tịch Đoàn chủ tịch hội đồng nhân dân tối cao, là người đúng đầu tại Triều Tiên. Bên cạnh đó những lập pháp, hành pháp, tư pháp, quân đội và quốc phòng của đất nước này được ban hành dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, họ phấn đấu vì đất nước phát triển hơn.
Nhiều nguồn tin đăng tải cuộc sống tại đất nước này rất khó khăn, tuy nhiên để Triều Tiên tồn tại đến bây giờ thì có thể những tin đồn chưa chính xác. Bằng chứng cuộc sống người dân ở đây khá yên bình, no ấm. Vì ở đây có chế độ nhân quyền ban hành riêng, nên những vấn đề về phúc lợi, giáo dục ở đây khá tốt.
Triều Tiên là đất nước có khá ít người nước ngoài đến đây sinh sống và làm việc, tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng đến tình hình ngoại giao
Là tiền thân chung cội nguồn, Triều Tiên cho rằng chính phủ Hàn Quốc là bù nhìn của đế quốc Mỹ và đe dọa sẽ biên Seoul thành cho bụi, nhưng nhiều năm qua họ vẫn nhận viện trợ từ nước này như thuốc men, quần áo, đồ ăn, … Triều Tiên cũng đã từng yêu cầu Nam Hàn viện trợ những thứ như gạo. bột mì, xi măng, … Nhưng do vụ pháo kích ở Yeonpyeong, Nam Hàn sợ Bắc Hàn sẽ dùng những thứ đó cung cấp cho quân đội thay vì cứu đói dân nên đã từ chối.
Từ trước đến nay Trung Quốc vẫn là nước có quan hệ thân thiết gắn bó với Triều Tiên, trong chiến tranh Trung Quốc cũng đã viện trợ, giúp đỡ CHDCND Triều Tiên rất nhiều. Hơn nữa giữa họ còn là bạn hàng kinh tế thân thiết.
Đất nước Nga khi còn mang tên Liên Xô rất gắn bó với Triều Tiên, dưới thời của Kim Nhật Thành được Loisif Stalin ủng hộ mạnh mẽ nhưng đến thời của Milhail Gorbachhyov cẩm quyền thì quan hệ không còn như trước nữa, ngày càng trở nên tệ và khi Liên xô sụp đổ, Liên Bang Nga lên cầm quyền đã có những phát ngôn chỉ trích Triều Tiên, mãi tới thời của tổng thống Pu – Tin quan hệ mới khá hơn được, nhưng cũng không mấy quan tâm đến Triều Tiên.
Đất nước Triều Tiên có những ưu thế lợi thế riêng để tồn tại đến ngày hôm nay, những chính sách dân quyền nhân quyền của họ thế nào, nhưng những mối quan hệ ngoại giao của đất nước này không mấy tốt so với bạn bè thế giới. Chính vì thế mà những bất đồng cứ liên tiếp xảy ra giữa Triều Tiên với nhiều nước. Qua bài viết trên công ty thiết kế Thiên Ân đã phác họa phần nào cho bạn thấy toàn vẹn bản đồ Triều Tiên Hàn Quốc rồi, những thong tin về đất nước này, cũng như những mối quan hệ nó đang nắm giữ.
Thống nhất Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 통일, 統一) là giả thuyết đề cập đến khả năng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên trong tương lai gần của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (thường được gọi là Bắc Hàn hoặc Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (thường được gọi là Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên) dưới một chính quyền trung ương duy nhất hoặc theo mô hình "Một quốc gia, hai chế độ" - tương tự như hình thức của Hồng Kông, Ma Cao với Trung Quốc đại lục hiện nay.
Tiến trình sáp nhập được khởi xướng lần đầu tiên từ Tuyên bố chung Bắc – Nam ngày 15 tháng 6 năm 2000, được tái khẳng định bởi Tuyên bố Bàn Môn Điếm về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên vào tháng 4 năm 2018, nơi hai miền đồng ý cùng nhau hướng tới một sự thống nhất hòa bình trong tương lai và cũng được nêu ra trong bản tuyên bố chung của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Singapore vào tháng 5 năm 2018. Việc tái thống nhất được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích to lớn và vững mạnh cho cả hai quốc gia. Đặt tham vọng biến "Triều Tiên thống nhất" trở thành một đại cường quốc mới trên thế giới, sánh ngang các nước G7.
Trước Thế chiến 2, toàn bộ bán đảo Triều Tiên thuộc về một quốc gia có lịch sử hàng nghìn năm, được biết đến qua các tên gọi cũ lần lượt là Cao Ly, nhà Triều Tiên và Đế quốc Đại Hàn. Sau Thế chiến 2 (1945), Triều Tiên bị chia thành hai quốc gia dọc theo vĩ tuyến 38 (nay là khu phi quân sự Triều Tiên). Miền Bắc bán đảo Triều Tiên nằm dưới sự điều hành của Liên Xô trong những năm đầu sau chiến tranh, còn miền Nam bán đảo Triều Tiên được quản lý bởi Hoa Kỳ. Năm 1950, chính quyền Bắc Triều Tiên tìm cách thống nhất với Hàn Quốc bằng vũ lực, khởi đầu bằng chiến tranh Triều Tiên, nhưng rồi cuối cùng kết thúc trong bế tắc vào năm 1953. Kể từ khi kết thúc chiến tranh, việc thống nhất đất nước đã trở nên khó khăn hơn khi mà hai quốc gia ngày càng trở nên cách biệt về chính trị, tư tưởng, đặc biệt là kinh tế. Tuy nhiên, vào đầu năm 2018, mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã có những tín hiệu nồng ấm, bắt đầu với sự tham gia của đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên vào Thế vận hội Mùa đông 2018 tại Hàn Quốc cùng nhiều tiến trình thúc đẩy hòa bình lâu dài cho bán đảo. Dưới thời tổng thống Moon Jae-in, một người theo chủ trương ôn hòa cùng đường lối ngoại giao mềm mỏng[1][2][3], hai miền được hy vọng sẽ tái thống nhất trong hòa bình - sớm nhất là vào năm 2045.[4][5][6]
Sự chia cắt hiện tại của bán đảo Triều Tiên là kết quả của các quyết định được đưa ra vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1910, Đế quốc Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên, và cai trị quốc gia này cho đến khi đầu hàng trong Thế Chiến II. Thỏa thuận độc lập Triều Tiên chính thức tiến hành vào ngày 1 tháng 12 năm 1943, khi Hoa Kỳ, Trung Quốc và Anh ký Tuyên bố Cairo, nêu rõ: "Nhận thức được ách nô lệ mà nhân dân Triều Tiên đang phải chịu đựng, ba cường quốc trên đây kiên định rằng Triều Tiên phải được tự do và độc lập." Năm 1945, Liên Hợp Quốc đã xây dựng kế hoạch ủy trị Triều Tiên.[7]
Việc phân chia bán đảo thành hai khu vực chiếm đóng quân sự đã được thỏa thuận – một khu vực phía bắc do Liên bang Xô viết quản lý và một khu vực phía nam do Hoa Kỳ quản lý. Vào nửa đêm ngày 10 tháng 8 năm 1945, hai đại tá quân đội đã chọn vĩ tuyến 38 Bắc là một đường phân chia. Quân đội Nhật Bản ở phía bắc của tuyến này đã đầu hàng Liên Xô và quân đội ở phía Nam đầu hàng Hoa Kỳ.[7] Đây không phải là dự định ban đầu của một sự phân chia lâu dài, nhưng cục diện chính trị thời Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến việc thành lập hai chính phủ riêng biệt ở hai miền vào năm 1948 và những căng thẳng gia tăng đã ngăn cản sự hợp tác. Mong muốn của nhiều người dân Triều Tiên về một sự thống nhất trong hòa bình đã kết thúc khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950.[8] Vào tháng 6 năm 1950, quân đội Triều Tiên xâm chiếm Hàn Quốc. Mao Trạch Đông ủng hộ cuộc đối đầu với Hoa Kỳ[9] và Joseph Stalin miễn cưỡng tán thành việc xâm lăng.[10] Sau ba năm chiến tranh có sự tham gia của cả hai miền Triều Tiên, Trung Quốc và các lực lượng Liên Hợp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo, cuộc chiến đã kết thúc với một thỏa thuận đình chiến ở khoảng cùng ranh giới phân chia cũ.
Mặc dù hiện nay là các thực thể chính trị riêng biệt, các chính phủ Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã tuyên bố sự phục hồi cuối cùng của bán đảo Triều Tiên dưới một nhà nước duy nhất là mục tiêu của cả hai. Sau "cú sốc Nixon" vào năm 1971 dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các chính phủ của hai miền Triều Tiên đã ra Tuyên bố chung Bắc-Nam ngày 4 tháng 7 năm 1972 rằng một đại diện của mỗi chính phủ đã bí mật đến thăm thành phố thủ đô của phía bên kia và cả hai bên đã đồng ý với một tuyên bố chung giữa 2 miền của đất nước, phác thảo các bước sẽ thực hiện để đạt đến thống nhất trong hòa bình của dân tộc Triều Tiên:
Tuy nhiên, Ủy ban điều phối Bắc-Nam đã bị giải tán vào năm sau sau khi không có tiến triển nào trong việc thực thi thỏa thuận. Vào tháng 1 năm 1989, người sáng lập Hyundai, Jung Ju-young, đã đi thăm Triều Tiên và xúc tiến du lịch ở núi Kumgang. Sau mười hai năm gián đoạn, các thủ tướng của hai miền Triều Tiên đã gặp nhau tại Seoul vào tháng 9 năm 1990 để tham gia vào cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều hay Đối thoại cấp cao. Trong tháng 12, hai nước đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề hòa giải Bắc – Nam trong "Hiệp định hòa giải, không xâm phạm, hợp tác và trao đổi giữa miền Bắc và miền Nam," tuy nhiên các thỏa thuận lại một lần nữa thất bại sau khi kiểm tra các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Năm 1994, sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng, các nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên đồng ý gặp nhau, nhưng cuộc họp đã bị đình chỉ sau sự kiện Kim Nhật Thành qua đời tháng 7 năm đó và phải hoãn lại tới tận năm 2000 trong nhiệm kỳ lãnh đạo mới của 2 miền.[12]
Vào tháng 6 năm 2000, Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung Bắc-Nam ngày 15 tháng 6, trong đó cả hai bên hứa sẽ tìm kiếm một sự thống nhất hòa bình:[13]
Một đội vận động viên dưới cờ Triều Tiên thống nhất đã tham dự lễ khai mạc của các Thế vận hội 2000, 2004 và 2006, nhưng đội tuyển quốc gia Triều Tiên và Hàn Quốc thi đấu riêng biệt. Đã có kế hoạch cho một đội tuyển thực sự thống nhất tại Thế vận hội mùa hè 2008, nhưng hai nước không thể đồng thuận về các chi tiết để thực hiện nó. Trong Giải vô địch quần vợt thế giới 1991 tại Chiba, Nhật Bản, hai quốc gia đã thành lập một đội thống nhất. Đội tuyển nữ Triều Tiên Thống nhất môn khúc côn cầu băng tham gia thi đấu dưới một mã quốc gia IOC riêng biệt (COR) trong Thế vận hội Mùa đông 2018.[14] Tổng thống Moon Jea-in nói rằng đất nước sẽ cố gắng tái thống nhất hòa bình vào năm 2045, tròn 100 năm nước Triều Tiên được giải phóng khỏi Thực dân Nhật; Phe cánh tả ủng hộ giải pháp liên bang, bang liên hoặc 1 quốc gia-2 chế độ trong khi phe cánh hữu ủng hộ việc làm sáp nhập miền Bắc vào miền Nam để mở rộng chủ quyền quốc gia họ của chính quyền Seoul giống như Đức và Yemen. 2 Chính phủ đang nỗ lực làm tái thống nhất.
Các giáo viên và học sinh đang chuẩn bị cho việc tiếp đón lãnh đạo Triều Tiên nếu yêu cầu họ đề xuất với đại sứ quán được chấp thuận.