'Đầu tư tiền tỷ để du học, lẽ nào về nước để tìm một công việc với thu nhập theo mặt bằng chung 15-20 triệu đồng một tháng?'
Hàng hóa của thị trường lao động là hàng hóa đặc biệt
Không giống với các loại mặt hàng thông thường, hàng hóa sức lao động đi liền với những cá nhân có sức lao động, hay nói cách khác, nó gắn liền với người lao động, cả về số lượng và chất lượng. Cho dù có được đã được trao đổi trên thị trường lao động, hay chưa được trao đổi, vẫn cần có những điều kiện để tồn tại và phát triển.
Bên cạnh đó, người lao động luôn có quyền kiểm soát về mặt số lượng và chất lượng sức lao động, được trau dồi và phát triển trong quá trình lao động. Vì vậy mà để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả của quá trình lao động, việc phát triển các mối quan hệ lao động là việc không thể bỏ qua.
Không chỉ vậy, người sử dụng lao động cũng cần phải có một cơ chế đãi ngộ tốt, những chính sách kích thích và tạo động lực phù hợp với người lao động, như vậy mới có thể nâng cao chất lượng hàng hóa sức lao động, phát triển đẻ có lợi cho công ty và doanh nghiệp.
Hàng hóa trên thị trường lao động là hàng hóa sức lao động
Giá cả được quyết định bởi cung và cầu
Trên thị trường lao động, giá cả của sức lao động được quyết định bởi quy luật cung – cầu lao động, và nó được biểu hiện rõ qua sự thỏa thuận giữ các bên bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Nó được thể hiện qua hình thái là tiền lương và tiền công.
Trong trường hợp cầu lao động nhỏ hơn cung lao động, giá cả của sức lao động sẽ giảm vfa sẽ ở mức thấp. Và ngược lại, trong trường hợp cung lao động nhỏ hơn cầu lao động, đặc biệt là đối với những người lao động có năng lực cao thì mức giá cả cho sức lao động sẽ cao hơn.
Giá cả trên thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào cung cầu lao động
Xem thêm: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT
Yếu tố tăng trưởng kinh tế Quốc gia
Một thị trường lao động phát triển với nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn đáp ứng đủ số lượng nhân lực cho các công việc sản xuất kinh doanh sẽ là điều thu hút các nhà đầu tư. Vì lao động là yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định thâm nhập bất cứ thị trường nào, họ đều quan tâm đến thị trường lao động tại quốc gia đó. Nếu Quốc gia sở hữu thị trường lao động đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, điều này có thể giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường.
Từ đó, không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động, mà còn đem lại lợi nhuận cho Đất Nước, tạo ra nguồn động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế cho Đất Nước.
Tạo ra sự công bằng và cơ hội
Một thị trường lao động hoạt động hiệu quả có thể tạo ra cơ hội công bằng cho mọi người dựa trên khả năng và nỗ lực của họ, không phụ thuộc vào các yếu tố không công bằng như đẳng cấp xã hội hoặc quan hệ cá nhân.
Tóm lại, thị trường lao động không chỉ là một hệ thống phân phối việc làm và thu nhập, mà còn là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển và ổn định của một quốc gia.
Người lao động có vị thế yếu hơn trên bàn đàm phán của thị trường lao động
Có một sự thật dễ thấy rằng trong các cuộc giao dịch trên thị trường lao động, người sử dụng lao động thường có vị thế hơn. Điều này xảy ra là vì cung lao động thường lớn hơn cầu lao động. Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà số lượng người đi tìm việc thường nhiều hơn lượng công việc hiện có.
Những người lao động đi tìm kiếm việc làm thường là không có tư liệu sản xuất, chỉ có nguồn lực sức lao động hạn chế, trong khi ở chiều ngược lại, người sử dụng lao động lại có nhiều điều kiện để lựa chọn người lao động. Chính vì thế, mà họ luôn ở vị thế cao hơn.
Kéo theo đó là việc người sử dụng lao động thường là bên quyết định các điều kiện lao động cũng như các vấn đề xung quanh mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, người lao động vẫn có vị thế của riêng mình.
Đó chính là những người lao động có trình độ cao, thuộc loại khan hiếm trên thị trường lao động, thì vị thế của người lao động so với người sử dụng lao động không hề thấp hơn, cán cân đàm phán là công bằng trong trường hợp này.
Người lao động thường có vị thế thấp hơn người sử dụng lao động
Có nhiều phân lớp khác nhau tạo nên sự đa dạng của thị trường lao động
Khi nhắc đến thị trường lao động, chúng ta không chỉ nhắc đến thị trường lao động chung, người ta còn nhắc đến các phân lớp khác như thị trường lao động theo vị trí địa lý hay thị trường lao động theo trình độ kỹ năng.
Các ranh giới thị trường lao động được tạo ra dựa trên những đặc điểm cung – cầu về lao động khác nhau của mỗi vùng miền và khu vực. Bởi thực chất, ngay cả trong một quốc gia, mức độ cung – cầu giữa mỗi vùng miền cũng là khác nhau.
Bên cạnh đó, mỗi chuyên ngành, mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những trình độ chuyên môn, kỹ năng khác nhau. Do đó, cũng có sự khác biệt nhất định, từ đó tạo ra những ranh giới. Chính vì thế, thị trường lao động có sự đa dạng riêng.
Hàng hóa sức lao động có tính không đồng nhất
Một đặc trưng tiếp theo của thị trường lao động là sự không đồng nhất. Chúng ta có thể thấy rằng các loại hàng hóa hay dịch vụ, đặc biệt là các loại hàng công nghiệp sẽ thường có sự chuẩn hóa, có sự đồng nhất cả về chất lượng và mẫu mã. Ngược lại, những hàng hóa sức lao động thì lại không có sự đồng nhất.
Mỗi cá nhân, mỗi người lao động đều có những đặc điểm khác nhau như tuổi tác, giới tính, khả năng làm việc, thể lực, mục tiêu làm việc,…. và tất cả những yếu tố, đặc điểm đó đều có sự ảnh hưởng nhất định đến năng suất làm việc và hiệu suất lao động.
Không chỉ có vậy, giữa những người lao động còn có sự khác biệt về văn hóa, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm. Mỗi một người lao động sẽ là sự tổng hợp những năng lực vốn có, sức lao động tự nhiên, kỹ năng cá nhân thông qua sự rèn luyện và học tập.Yếu tố kỹ năng thường được gọi là vốn nhân lực của từng người. Và chính những điều này tạo ra sự không đồng nhất của hàng hóa sức lao động.
Cơ hội và thách thức về xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam
Những cơ hội và thách thức của thị trường lao động Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường lao động tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển. Điển hình là việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó, các quy định liên quan đến lao động nhằm xây dựng một sân chơi bình đẳng trên quy mô toàn cầu.
Dựa vào điều đó, đây là cơ hội tốt để Việt Nam sửa đổi các điều lệ pháp luật lao động cũng như các thể chế lao động để thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn.
Không chỉ vậy, các FTA còn có những yêu cầu liên quan đến thể chế hỗ trợ quan hệ lao động, và các điều kiện và cam kết mà thông qua đó, thị trường lao động tại Việt Nam có cơ hội “đàn hồi” tốt hơn trước những biến động của thị trường.
Bên cạnh đó, hiện nay thị trường lao động Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội khi chính trị xã hội được đánh giá là ổn định và cởi mở hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Điều này đã thu hút rất nhiều vốn đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó có nguồn việc làm dồi dào.
Nguồn nhân lực tại Việt Nam cũng đang ngày càng được nâng cao hơn về mặt chuyên môn cũng như năng lực làm việc. Đặc biệt đối với những người lao động tri thức. Nguồn lao động tri thức đang ngày càng đông đảo và chất lượng hơn.
Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội sẽ luôn có những thách thức. Việc đẩy mạnh phát triển thị trường lao động để phù hợp với điều kiện quốc tế sẽ là những khó khăn trong việc thay đổi chính sách cũng như hệ thống pháp luật.
Cơ cấu pháp luật hiện chưa đủ linh hoạt để thích ứng với việc triển khai một phương pháp mới, cộng với việc các bên liên quan chưa hoàn toàn hiểu biết về các quy định này. Thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc đối thoại và thương lượng cũng đóng vai trò quan trọng, tạo ra những trở ngại đối với hoạt động của thị trường lao động, gây ra sự không đồng nhất so với kỳ vọng.
Bên cạnh đó, thế giới cũng đang đổi thay nhanh chóng cùng với những sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Các yếu tố mới liên tục xuất hiện tác động đến thị trường lao động cũng như cách thị trường lao động vận hành.
Máy móc công nghệ, robot, trí tuệ nhân tạo lần lượt xuất hiện và nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thậm chí thay thế người lao động. Điều đó đặt ra thách thức về việc đào tạo tay nghề, cũng như kỹ năng chuyên môn của người lao động.
Việc thế giới biến đổi nhanh chóng khiến cho chúng ta không kịp định hình về thiên hướng phát triển của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Bởi vậy, rất khó để có một định hướng chính xác nhằm mục đích nâng cao thị trường lao động cũng như bắt nhịp được với thế giới.