Công nghiệp xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, phát triển theo quy luật kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của ngành xây dựng là kết quả của sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, quy mô các công trình xây dựng ngày càng lớn, nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng. Hàng năm ngành xây dựng sử dụng lượng vốn ngân sách và các nguồn vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế cho ngành xây dựng nói chung và nghiên cứu kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường nói riêng là việc làm cần thiết.
Review ngành Luật Kinh tế – Đại học Luật Hà Nội (HLU): Cơ hội việc làm rộng mở
Là một trong những ngành đào tạo thế mạnh của Đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Kinh tế luôn là lựa chọn của rất nhiều thí sinh có nguyện vọng theo đuổi lĩnh vực luật pháp. Vậy ngành Luật Kinh tế là gì? Chương trình học tại HLU ra sao? Dưới đây là review chi tiết nhất về ngành Luật Kinh tế tại HLU mà teen lớp 12 có thể tham khảo.
Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Luật Kinh tế khi ra trường
Cử nhân ngành Luật Kinh tế của HLU khi ra trường có thể dễ dàng có được công việc với mức lương hấp dẫn. Một số công việc như:
– Chuyên viên tư vấn pháp luật phụ trách việc phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước và các công ước của quốc tế.
– Trở thành chuyên viên hoặc luật sư thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý.
– Trở thành giảng viên giảng dạy trong các trường có đào tạo về ngành Luật Kinh tế…
Luật sư kinh tế là một nghề có cơ hội phát triển rất tốt.
Tùy theo kinh nghiệm cũng như vị trí đảm nhận, mà người làm trong ngành Luật kinh tế có những mức lương khác nhau, dao động từ 4-6 triệu cho người chưa có kinh nghiệm và có thể lên tới 30 – 40 triệu nếu lên vị trí Partner/Trưởng nhóm.
Với chương trình giảng dạy chất lượng, sự đầu tư bài bản kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Cử nhân ngành Luật Kinh tế tại HLU luôn được các công ty, tập đoán đánh giá khá cao về khả năng làm việc chuyên nghiệp, độc lập và hiệu quả. Còn đối với các teen lớp 12, Luật Kinh tế luôn là niềm mơ ước của những em yêu thích ngành Luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng.
Ngành Luật kinh tế là gì? Có giống ngành Luật không?
Luật Kinh tế là một bộ phận của pháp luật và thuộc lĩnh vực kinh tế. Các quy định của Luật Kinh tế được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những phát sinh trong quan hệ kinh tế (tổ chức, quản lý, tranh chấp…) của nhà nước và giữa các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh khác nhau.
Luật Kinh tế là một phần rất quan trọng của nền kinh tế, sự ra đời của ngành này giúp đảm bảo các quy định kinh doanh và quy trình hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình giao thương trong và ngoài nước. Trong trường hợp có các tranh chấp xảy ra, các điều khoản trong Luật Kinh tế sẽ là cán cân công ty giúp các chủ thể kinh doanh giải quyết tranh chấp, thỏa thuận hợp đồng một cách rõ ràng.
Mức điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế
Điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế của HLU thuộc nhóm cao so với các trường có cùng ngành đào tạo. Mức điểm lấy riêng biệt theo từng tổ hợp, mỗi tổ hợp môn khác nhau sẽ có điểm chuẩn khác nhau. Điểm chuẩn năm 2021 theo từng tổ hợp như sau: Khối A00 lấy 26.26 điểm; khối A01 có điểm chuẩn 26.9 điểm; khối C00 lấy 29.25 điểm;
Như vậy, để có thể trúng tuyển vào HLU với Ngành Luật Kinh tế, thí sinh sẽ phải chuẩn bị thật tốt cho việc ôn tập cùng với sự thông minh khi đặt nguyện vọng vào trường.
Yêu cầu đối với giáo trình hiện nay là gì?
Tại Điều 4 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu đối với giáo trình như sau:
- Giáo trình là tài liệu chính được sử dụng cho một cơ sở đào tạo dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của một học phần trong chương trình đào tạo. Giáo trình phải được xuất bản dưới dạng sách và tên đặt cho giáo trình phải không dẫn đến hiểu nhầm là giáo trình sử dụng chung trong các cơ sở đào tạo.
- Giáo trình phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong mỗi học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần.
- Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, bảo đảm cân đối giữa lý thuyết và thực hành; phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới của khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội đã được kiểm chứng và công nhận.
- Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, nội dung trích dẫn đưa vào giáo trình phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu của giáo trình, bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan.
- Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài và phải bảo đảm thống nhất với ngôn ngữ giảng dạy học phần.
- Cơ sở đào tạo quy định về nội dung, cấu trúc, hình thức và các yêu cầu cụ thể đối với giáo trình của cơ sở đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Giảng viên luật, chuyên gia nghiên cứu pháp luật, chuyên gia xây dựng chính sách, cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc người thực hành pháp luật tại các khối công và tư đều có thể tham gia khoá học.
Sách chuyên khảo, sách hướng dẫn có phải là tài liệu tham khảo không?
Tại Điều 2 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn là hai trong những tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, tài liệu tham khảo còn là các sách tham khảo, sách dịch, sách bài tập và các tài liệu khác đã được xuất bản, các bài báo, công trình khoa học và các tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước, bao gồm cả tài liệu điện tử được giảng viên và người học sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; tài liệu giúp cho giảng viên và người học tìm hiểu, bổ sung nội dung kiến thức hoặc tìm hiểu thêm đối với từng phần hoặc toàn bộ học phần trong chương trình đào tạo.
Chương trình Luật kinh tế tại HLU như thế nào?
Theo học Luật kinh tế tại HLU, bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, người học còn được đào tạo để trở thành những người có phẩm chất chính trị và đạo đức phục vụ cho công việc và đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Thời gian và lộ trình chi tiết về chương trình đào tạo Cử nhân Luật kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội như sau:
– Khối lượng kiến thức đào tạo 126 tín chỉ (25 tín chỉ khối kiến thức đại cương; 91 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; 10 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp);
Các học phần được Đại học Luật Hà Nội đưa vào giảng dạy trong ngành Luật Kinh tế
Với học phần khóa luận tốt nghiệp, sinh viên phải đạt kết quả học tập theo quy định của trường. Trường hợp sinh viên không có nguyện vọng làm khóa luận tốt nghiệp có thể lựa chọn 2 cách sau:
– Đăng ký học và thi các môn học thuộc khối kiến thức chuyên sâu của ngành Luật Kinh tế hoặc các môn kỹ năng với số tín chỉ là 10.
– Đăng ký đi thực tập theo điều kiện và kế hoạch của trường được tính 4 tín chỉ đồng thời đăng ký học và thi các môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành Luật Kinh tế với số tín chỉ là 6.