Nghị định số 84/2020/NÐ-CP ngày 17-7-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nêu rõ, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 8 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Quy định này đã có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia và nghiên cứu, tính toán rất cẩn trọng, khoa học của cả hệ thống giáo dục trong nước. Thời gian nghỉ rất quan trọng, giúp thầy và trò tái tạo nguồn năng lượng, chuẩn bị tâm thế thật tốt trước khi bắt đầu năm học mới. Đặc biệt với con trẻ, sau một năm học, kỳ nghỉ hè là để các con được vui chơi, thư giãn, được làm những việc mà ngày thường do phải đến trường chúng không thể thực hiện. Chuyện quản lý con trẻ là rất cần thiết, song quan trọng hơn là làm sao giúp trẻ có sân chơi bổ ích dịp nghỉ hè.
Nghỉ Hè Ở Nhà Nên Cho Trẻ Làm Gì?
Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian trẻ có thể trải nghiệm rất nhiều những hoạt động khác nhau bên ngoài phạm vi kiến thức trường lớp. Trong kỳ nghỉ hè, các chuyên gia đều khuyên bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, tham gia các trại hè hoặc các lớp kỹ năng sống, hoặc học thêm các môn như đàn, vẽ, thể thao...
Mỗi mùa hè bổ ích như vậy sẽ giúp trẻ học thêm được nhiều điều và trưởng thành lên rất nhiều. Và chắc chắn rằng không thể để kỳ nghỉ hè trôi qua lãng phí. Ngay cả khi không đăng ký lớp học nào thì cũng có rất nhiều ý tưởng để làm ở nhà, theo gợi ý của chuyên gia Phan Hồ Điệp, mẹ của bạn Đỗ Nhật Nam chia sẻ trên Facebook.
1. Tắm mưa (có thể dùng vòi tưới cây), tắm bùn.
2. Đặt túi ngủ giữa nhà và cả nhà có thể làm một bữa "tiệc ngủ" cùng nhau.
4. Nấu ăn (thử thách với những món mới)
5. Làm một bữa tiệc bất ngờ để mời các bạn đến nhà
6. Thử nghiệm một kiểu tóc mới (lỡ có hỏng thì cũng không gặp bạn bè ở lớp)
7. Làm bánh với một vị đặc biệt
8. Hoàn thành các bài tập về nhà (càng xa ngày phải đến trường, việc làm xong bài tập càng khiến trẻ vui mừng)
9. Tổ chức bữa tiệc nhân việc con đã hoàn thành bài tập về nhà cho đợt hè
10. Ngửi một số loại hoa và làm báo cáo
11. Nói chuyện với động vật và viết báo cáo
12. Khám phá các địa điểm quanh nhà
13. Bữa tiệc "bị ướt" (chơi các trò chơi với nước hoặc đến công viên nước)
16. Làm một số thí nghiệm đơn giản (tìm trên Google bạn sẽ thấy có rất nhiều thí nghiệm đơn giản có thể cho con thực hiện tại nhà)
17. Thực hiện một dự án nào đó, ví dụ: Thực hiện 10 điều bất ngờ cho mẹ / Xuất bản sách về chủ đề động vật, vũ trụ / Làm một video về gia đình, về con vật yêu thích...
18. Làm một vườn bướm: Chọn những giống cây có hoa sặc sỡ, dễ thu hút bướm. Sau đó trồng cây tại nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, ít gió. Nhớ tưới đủ nước cho cây hàng ngày và có thể đặt canh chỗ trồng cây những tảng đá bằng phẳng, mát mẻ. Bướm sẽ đến và bay lượn khi hoa nở. Ngồi đó để ngắm sẽ là cảm giác cực kì thú vị.
21. Bữa sáng trên giường với thay phiên "người phục vụ"
22. Chơi golf thu nhỏ: chỉ cần cái lỗ và quả bóng với cây gậy tự tạo
23. Dạy ông bà sử dụng mạng, điện thoại... và có ghi chép lại cách hướng dẫn
25. Viết minh họa cho truyện tranh
26. Làm ngôi nhà cổ tích bằng những nguyên vật liệu có sẵn.
27. Làm một khu vui chơi mới (ví dụ biến một góc nào đó thành khu vui chơi hoặc trên cây)
29. Tự nghĩ ra những "phương tiện vận tải" nhờ những đồ vật xung quanh, ví dụ: dùng giỏ đựng đồ giặt là xe chở mèo / dùng hộp bìa catton làm xe chở cát...
30. Làm kính vạn hoa. Đây là đồ chơi thú vị vô cùng với trẻ, các bố nên hỗ trợ để con có thể hoàn thành.