báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mẫu 2 – Thư từ chối ứng viên bằng tiếng Anh ấn tượng nhất:
Thank you very much for your attendance at our interview for the post of [Job position]. We appreciate your interest in our company and the time you’ve invested in applying for our opening.
After careful consideration, we regret to inform you that you are not the right fit for this position at present.
Honestly, our team was impressed by your skills and accomplishments. We think you could be a good fit for other future openings and will reach out again if we find a good match.
We sincerely wish you success in your career path and your life.
Again, thank you for your time.
Thư thông báo kết quả phỏng vấn là gì?
Thư thông báo kết quả phỏng vấn là văn bản nhằm xác nhận cho ứng viên giúp liên lạc dễ dàng và thuận lợi cho hai bên sau giữa giữa người nộp đơn và người sử dụng lao động, đây cũng là lời thông báo của nhà tuyển dụng nhằm thông báo kết quả phỏng vấn cho ứng viên, và đưa ra những thông báo cụ thể về công việc.
Thông thường, thư thông báo kết quả phỏng vấn sẽ cung cấp thông tin của nhà tuyển dụng về quyết định trúng tuyển hay không trúng tuyển của ứng viên tạo ra một sự chuyên nghiệp dứt khoát trong công tác tuyển dụng. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉnh chu của công ty, là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Từ đây, họ có thể chia sẻ những phản hồi và đưa ra đánh giá tích cực về doanh nghiệp cũng như việc làm được doanh nghiệp đăng tuyển.
Một lá Thư thông báo kết quả phỏng với những phản hồi hữu ích và trung thực từ phía nhà tuyển dụng có thể giúp ứng viên cải thiện bản thân. Điều này cũng sẽ giúp họ trở thành một ứng viên tiềm năng nếu một cơ hội việc làm tương tự xuất hiện trong tương lai. Vì nếu ứng viên chính thức nhận được thư từ chối từ phía nhà tuyển dụng, họ có thể tiếp tục cố gắng vì những cơ hội khác, không còn vướng mắc với cơ hội việc làm mà họ không được chọn.
Mẫu 3 – Thư Email thông báo kết quảđỗ phỏng vấn bằng tiếng Anh hay nhất:
Dear [Name of successful candidate],
On behalf of [Company Name], I am pleased to inform you that you have been selected for the position of [Position] in our company.
We were impressed with your knowledge and experience in the field of accounting, and we believe that you are a perfect fit for the Accountant position in our company.
As agreed during the interview:
We have attached a detailed contract and job description for your review before making a decision.
Please respond to us by [date] with your decision. If you accept, the probationary period will begin on [date].
If you have any questions during your consideration, please contact me through phone/Zalo [phone number] or email [email address] for the quickest response.
We look forward to hearing from you soon. Thank you very much!
Nội dung thư thông báo cho ứng viên:
– Mở đầu cần gửi lời cảm ơn ứng viên vì đã quan tâm đến vị trí đang tuyển dụng tại vị trí mà công ty đã tuyển dụng
– Thông báo về việc trúng tuyển hay không trúng tuyển của ứng viên:
– Thông tin cụ thể của ứng viên: Bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, vị trí mà ứng viên trúng tuyển.
– Nội dung thông báo trúng tuyển sẽ bao gồm: thông tin nơi làm việc, thời gian nhận việc, thời gian thử việc, thời gian làm việc và thời gian làm việc chính thức.
– Có thể nêu rõ về lương bổng trong thư thông báo kết quả phỏng vấn và các chế độ: Mức lương chính thức sau khi thử việc là bao nhiêu, mức lương trong quá trình thử việc là bao nhiêu? Bên cạnh đó, liệt kê rõ các khoản phụ cấp, các chế độ đãi ngộ,… của công ty dành cho nhân viên.
– Phải có lời cảm ơn và hoan nghênh khi đã gia nhập vào công ty, đây là sự lịch sự tối thiểu và sẽ tạo được thiện cảm của ứng viên về sự chuyên nghiệp, lịch sự của công ty.
– Nên đưa ra thời gian hồi đáp của ứng viên về lời mời nhận việc để đảm bảo một thời gian làm việc cụ thể cho ứng viên
– Cuối cùng phải kèm theo xác nhận của công ty, thông qua chữ ký và con dấu.
Mẫu 2 – Thư Email thông báo kết quảđỗ phỏng vấn bằng tiếng Anh hay nhất:
Congratulations! You have been selected for the position of …. at [Name of company].
We are pleased to inform you that you have been selected for the Human Resources Administration position in our company. After the interview and assessment process, we were impressed with your professional experience, as well as your agility and character. We believe you are a great fit for the Sales Staff position that our company is recruiting for.
Your starting salary will be [Salary amount] inclusive of social insurance and health insurance benefits. As an employee of [Name of company], you will enjoy all the benefits and rewards that come with the job, including holidays, bonuses, vacation days, and training programs. We have attached a detailed contract and job description for your review before you make your decision.
Please respond and let us know your decision before [Date]. If you agree, the contract will be signed on[date], and your official start date will be on [Date].
If you have any questions or concerns during the decision-making process, please do not hesitate to contact me for clarification.
We look forward to hearing from you soon!
Mẫu 1 – Thư từ chối ứng viên bằng tiếng Anh ấn tượng nhất:
Thank you for the interest you’ve shown in a career opportunity with our firm. We were fortunate to have interviewed a number of applicants with strong backgrounds such as yours, making our selection process difficult. Be assured that your résumé has received our full attention.
While your background is interesting, unfortunately, we have no openings that are a match for your skills and experience. We would like to again thank you for your interest in our firm and wish you continued success in pursuit of your career objectives.
Một số lưu ý khi viết thư thông báo kết quả phỏng vấn:
Có nhiều cách để viết một lá thư thông báo kết quả phỏng vấn, vì điều này sẽ thể hiện sự chỉnh chu và chuyên nghiệp của công ty bạn. Để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty và nội dung bức thư, bạn có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây khi viết thư thông báo như sau:
Thư thông báo kết quả phỏng vấn nên ngắn gọn: Thư thông báo kết quả phỏng vấn nên ngắn gọn và súc tích, tuy nhiên, phải thể hiện đầy đủ thông tin ứng viên, kết quả phỏng vấn, thông tin về nội dung vị trí ứng tuyển, phải đảm bảo các nhà tuyển dụng có thể nói những lời đánh giá và nhận xét cụ thể và cảm ơn cho các ứng viên của họ. Tuy nhiên, bạn nên tránh lặp lại các ý tưởng, câu từ và những thông tin thừa.
Thư thông báo phải sử dụng các từ khóa có liên quan: Các từ và cụm từ chính phải liên quan trực tiếp đến công việc đó để truyền tải chính xác những thông tin cần truyền đạt lại cho ứng viên. Nên cẩn thận tô đậm hai cụm từ trúng tuyển và không trúng tuyển, để tránh gây nhầm lẫm đáng tiếc cho ứng viên.
Nên bày tỏ lòng biết ơn của công ty thông qua thư thông báo: Gửi thư thông báo kết quả phỏng vấn, bạn nên thể hiện sự biết ơn đến ứng viên. Thư thông báo không chỉ để xác nhận thông tin và kiểm tra kỹ lưỡng thông tin đó có chính xác hay không mà còn để xác nhận hành động thích hợp xứng đáng với thư xác nhận công việc.
Với những hướng dẫn về cách viết thư thông báo kết quả phỏng vấn, hi vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc và giải quyết những lo lắng, boăn khoăn không biết lựa chọn những mẫu email chào mừng cho ứng viên trúng tuyển như thế nào, đồng thời từ chối người không trúng tuyển ra sao. Tùy vào từng ứng viên và tình huống cụ thể mà bạn chọn những mẫu thư thông báo kết quả phỏng vấn phù hợp để thể hiện sự chuyên nghiệp nhé.
Trên cơ sở kết quả khảo sát: nhận định của doanh nghiệp về tổng quan chung tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp quý III/2024 so với quý II/2024 (đánh giá theo ba mức độ: (1) Tốt lên; (2) Giữ nguyên; (3) Khó khăn hơn); nhận định của doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: nhu cầu thị trường trong nước, quốc tế; khó khăn về tài chính, lãi suất; thiếu nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng; giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho SXKD; chính sách của Nhà nước; thủ tục hành chính… và các đề xuất, kiến nghị, mong muốn của doanh nghiệp đối với các cơ quan chức năng để hoạt động SXKD của doanh nghiệp tốt hơn trong thời gian tới; Tổng cục Thống kê xây dựng báo cáo kết quả khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý III năm 2024, cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Tổng quan chung, đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp quý III/2024 so với quý II/2024, có 71,8% doanh nghiệp nhận định hoạt động SXKD quý II/2024 tốt hơn và giữ ổn định so với quý II/2024 (23,5% tốt hơn và 48,3% giữ ổn định); 28,2% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn[1]. So với quý II/2024 tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn quý trước giảm 2,4%; giữ ổn định tăng 0,7%; khó khăn hơn tăng 1,7%.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan nhất với 77,3% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý III/2024 so với quý II/2024 tốt hơn và giữ ổn định (34,7% tốt hơn và 42,6% giữ ổn định); 22,7% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn[2].
Ngành thương mại, dịch vụ có 71,8% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý III/2024 so với quý II/2024 tốt hơn và giữ ổn định (18,7% tốt hơn và 53,1% giữ ổn định); 28,2% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn[3].
Ngành xây dựng có 66,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý III/2024 so với quý II/2024 tốt hơn và giữ ổn định (25,7% tốt hơn và 40,8% giữ ổn định); 33,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn[4].
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 74,6% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý III/2024 so với quý II/2024 tốt hơn và giữ ổn định (29,0% tốt hơn và 45,6% giữ ổn định); 25,4% đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn.
Doanh nghiệp nhà nước có 73,2% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý III/2024 so với quý II/2024 tốt hơn và giữ ổn định (23,2% tốt hơn và 50,0% giữ ổn định); 26,8% đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước có 71,3% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý III/2024 so với quý II/2024 tốt hơn và giữ ổn định (22,6% tốt hơn và 48,7% giữ ổn định); 28,7% đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn.
Hình 1. Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2024 so với quý II/2024
Đánh giá hoạt động SXKD của doanh nghiệp có thể dựa trên các chỉ số cân bằng[5]. Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD của doanh nghiệp, các chỉ số cân bằng thành phần (đơn đặt hàng mới, sử dụng lao động, khối lượng sản xuất và tồn kho thành phẩm) đánh giá theo các yếu tố quan trọng phản ánh tình hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ.
Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD quý III/2024 so với quý II/2024 là -4,7% (23,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD tốt hơn; 28,2% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn)[6].
Theo ngành kinh tế, chỉ số cân bằng[7] của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khả quan nhất với chỉ số cân bằng là 12,0%; ngành xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ khó khăn hơn với chỉ số cân bằng lần lượt là -7,8% và -9,5%.
Hình 2. Chỉ số cân bằng xu hướng sản xuất kinh doanh quý III/2024 so với quý II/2024
Theo loại hình kinh tế, chỉ số cân bằng[8] của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khả quan nhất với chỉ số cân bằng là 3,6%; doanh nghiệp nhà nước là -3,6%; doanh nghiệp ngoài nhà nước là -6,1%.
3.2. Chỉ số cân bằng thành phần
a) Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số cân bằng đơn đặt hàng mới quý III/2024 so với quý II/2024 là 10,7% (33,3% doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng mới tăng, 22,6% doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng mới giảm). Trong đó, chỉ số cân bằng của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 18,2%; khu vực doanh nghiệp FDI 17,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 6,7%.
Chỉ số cân bằng sử dụng lao động quý III/2024 so với quý II/2024 là -1,4% (14,5% doanh nghiệp nhận định lao động tăng, 15,9% doanh nghiệp nhận định lao động giảm). Chỉ số cân bằng của khu vực doanh nghiệp FDI cao nhất với 4,7% (22,2% tăng, 17,5% giảm); khu vực doanh nghiệp nhà nước -5,0% (12,6% tăng, 17,6% giảm); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước -3,9% (11,0% tăng, 14,9% giảm).
Chỉ số cân bằng khối lượng sản xuất quý III/2024 so với quý II/2024 là 14,8% (36,9% doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất tăng; 22,1% doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất giảm). Chỉ số cân bằng của khu vực doanh nghiệp FDI cao nhất với 23,1% (41,9% nhận định tăng, 18,8% nhận định giảm); khu vực doanh nghiệp nhà nước với 19,3% (43,2% nhận định tăng, 23,9% nhận định giảm); thấp nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước với 10,6% (34,0% tăng; 23,4% giảm).
Chỉ số cân bằng tồn kho thành phẩm quý III/2024 so với quý II/2024 là -7,8% (19,8% doanh nghiệp nhận định tăng và 27,6% doanh nghiệp nhận định giảm). Chỉ số cân bằng ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là -11,7% (19,9% tăng, 31,6% giảm); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước -10,1% (18,0% tăng, 28,1% giảm); khu vực doanh nghiệp FDI -2,1% (23,6% tăng, 25,7% giảm).
Chỉ số cân bằng hợp đồng xây dựng mới quý III/2024 so với quý II/2024 là -0,7% (24,7% doanh nghiệp nhận định tăng; 25,4% doanh nghiệp nhận định giảm).
Chỉ số cân bằng tổng chi phí cho hoạt động xây dựng quý III/2024 so với quý II/2024 là 24,9% (43,9% doanh nghiệp dự báo tăng và 19,0% doanh nghiệp dự báo giảm).
Chỉ số cân bằng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý III/2024 so với quý II/2024 là 28,7% (45,7% doanh nghiệp dự báo tăng và 17,0% dự báo giảm).
Chỉ số cân bằng sử dụng lao động quý III/2024 so với quý II/2024 là 2,6% (21,4% doanh nghiệp dự báo tăng và 18,8% dự báo giảm).
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP[9]
Quý III/2024, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện giải pháp đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là ngành công nghiệp 2 tháng đầu của quý tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Các chính sách pháp luật được thực thi kịp thời và hiệu quả, đặc biệt là không xảy ra tình trạng thiếu điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh (SXKD). Theo đánh giá của các doanh nghiệp, chỉ có 2,1% doanh nghiệp còn gặp khó khăn do các chính sách pháp luật của Nhà nước và 1,7% doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do thiếu năng lượng cho SXKD.
Những ngày đầu tháng Chín, bão số 3 (bão Yagi), bão số 4 và hoàn lưu bão đã gây ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của các doanh nghiệp tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nhiều doanh nghiệp tại các địa phương có bão đi qua bị gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động để khắc phục thiệt hại sau bão làm chậm tiến độ SXKD của các doanh nghiệp trong quý. Kết quả khảo sát quý III/2024, có 23,5% doanh nghiệp gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi (cao hơn 11,9% so với quý II/2024).
Ngoài yếu tố gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi trong quý, qua kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của các doanh nghiệp đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể từng yếu tố như sau:
Phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra. Về đầu ra, “nhu cầu thị trường trong nước thấp” và “tính cạnh tranh của hàng trong nước cao” là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 51,9% và 42,1% (tỷ lệ này ở mức thấp hơn của quý II/2024 là 53,8% và 43,6%). Riêng đối với doanh nghiệp xây dựng có 45,0% (-1,9% so với quý II/2024) doanh nghiệp gặp khó khăn do “không có hợp đồng xây dựng mới”.
2.1. Phân tích theo yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh
– Giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí vận tải kho bãi, chi phí các dịch vụ tăng cao vẫn là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp với 24,7% doanh nghiệp lựa chọn (giảm 2,6% so với quý II/2024).
– Vốn cho SXKD là khó khăn được 19,1% doanh nghiệp lựa chọn (giảm 2% so với quý trước); 18,0% doanh nghiệp cho biết lãi suất vay vốn vẫn còn cao (giảm 1,7% so với quý trước).
– Về nguyên, nhiên, vật liệu: 18,8% doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do thiếu nguyên, nhiên, vật liệu (tăng 0,7% so với quý trước).
– Về thủ tục hành chính: 13,3% doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, quy trình đấu thầu còn phức tạp, chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp (tỷ lệ này giảm 1,4% so với quý trước).
– Về lao động: 10,1% (giảm 0,4%) doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
– Đánh giá về năng lực nội tại của doanh nghiệp: 6,4% (giảm 0,1% so với quý trước) nhận định doanh nghiệp gặp khó khăn do năng lực cạnh tranh của DN còn hạn chế, thiết bị, công nghệ lạc hậu.
Hình 3. Đánh giá của doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý III/2024
2.2. Phân tích theo ngành kinh tế
a) Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Theo kết quả khảo sát, hai yếu tố[10] “nhu cầu thị trường trong nước thấp” và “tính cạnh tranh của hàng trong nước cao” ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo với tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn lần lượt là 53,0% và 50,6%. Bên cạnh đó, 31,6% doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 27,5% doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính; 21,7% gặp khó khăn do lãi suất vay vốn vẫn còn cao; 21,2% doanh nghiệp gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp; 18,8% doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động SXKD; 15,0% doanh nghiệp gặp khó khăn do thiết bị, công nghệ lạc lậu; 6,9% doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách pháp luật của Nhà nước; chỉ có 3,2% doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và 1,7% doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu năng lượng.
Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo một số khó khăn lớn nhất của các nhóm ngành như sau:
Đối với nhóm ngành dệt, may, da giầy: Hai khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong quý III/2024 là đơn hàng xuất khẩu và lao động có tay nghề. Có tới 54,6% doanh nghiệp sản xuất trang phục; 54,7% doanh nghiệp sản xuất da và các sản phẩm có liên quan và 45,6% doanh nghiệp dệt gặp khó khăn do nhu cầu thị trường quốc tế thấp. Bên cạnh đó, có 52,7% doanh nghiệp sản xuất trang phục, 37,0% doanh nghiệp sản xuất da và các sản phẩm có liên quan và 24,8% doanh nghiệp dệt gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu.
Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất xi măng và các sản phẩm từ xi măng): Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp là nhu cầu thị trường trong nước thấp trong khi việc cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng cao. Bên cạnh đó, khó khăn về vốn cũng là một trong những rào cản lớn của các doanh nghiệp. Có tới 69,0% doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 71,3% doanh nghiệp gặp khó khăn do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành và 34,4% doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.
Nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống: Bên cạnh khó khăn chung của các doanh nghiệp về vốn, về thị trường đầu ra và việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp còn gặp phải vấn đề liên quan tới nguồn nguyên vật liệu và chính sách pháp luật của Nhà nước. Có tới 39,1% doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm gặp khó khăn do thiếu nguồn nguyên vật liệu đầu vào, 29,3% doanh nghiệp sản xuất đồ uống gặp khó khăn do chính sách pháp luật của Nhà nước.
Nhóm ngành điện, điện tử: Mặc dù nhóm ngành này có sự phục hồi rất tích cực trong quý III/2024, tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vẫn đến từ nhu cầu thị trường quốc tế thấp, thiếu hụt lao động có kỹ năng, khó khăn về vốn và tính cạnh tranh của hang nhập khẩu cao. Có tới 55,1% doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học và 44,7% doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện gặp khó khăn do nhu cầu thị trường quốc tế thấp. Về lao động có kỹ năng, có 30,4% doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học và 19,3% doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Nhóm ngành sản xuất ô tô, xe máy: Bên cạnh khó khăn về vốn, thị trường đầu ra, lao động, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn do thiết bị công nghệ lạc lậu. Về thị trường trong nước, có tới 57,8% doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác (xe máy) và 50,0% doanh nghiệp sản xuất xe có động cơ (ô tô) gặp khó khăn do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 48,6% doanh nghiệp sản xuất xe máy gặp khó khăn do tính cạnh tranh của hàng trong nước cao. Về thị trường nước ngoài, 40,0% doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp khó khăn do thị trường quốc tế thấp. Ngoài ra, 25,7% doanh nghiệp sản xuất xe máy gặp khó khăn do thiết bị công nghệ lạc hậu. Về lao động, 26,0% doanh nghiệp sản xuất ô tô và 24,5% doanh nghiệp sản xuất xe máy khó khăn trong tuyển lao động theo yêu cầu.
Hình 4. Đánh giá của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý III/2024
Ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng là “giá nguyên vật liệu tăng cao” với 44,8% số doanh nghiệp lựa chọn và “không có hợp đồng xây dựng mới” với 45,0% doanh nghiệp lựa chọn. tiếp đến có 32,0% doanh nghiệp nhận định điều kiện thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, tăng 17,5% so với quý II/2024. Có 26,2% doanh nghiệp gặp khó khăn do nợ đọng xây dựng cơ bản không được thanh quyết toán đúng kỳ hạn; 24,7% doanh nghiệp nhận định do năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế; 21,2% doanh nghiệp thiếu vốn cho hoạt động SXKD; 16,5% gặp khó khăn do thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; 16,1% doanh nghiệp gặp khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng chậm; 14,7% doanh nghiệp bị ảnh hưởng do thiếu nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng; 12,4% doanh nghiệp gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp và 11,3% doanh nghiệp gặp khó khăn do không biết đến các thông tin đấu thầu.
Hình 5. Đánh giá của doanh nghiệp ngành xây dựng về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý III/2024
Hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là “Nhu cầu thị trường trong nước thấp”[11] với 54,0% số doanh nghiệp lựa chọn và “Tính cạnh tranh của thị trường trong nước cao”[12] với 45,3% số doanh nghiệp lựa chọn. Tiếp đến có 20,5% doanh nghiệp bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết không thuận lợi; 17,6% doanh nghiệp gặp khó khăn do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào sản xuất sản phẩm dịch vụ và các chi phí kho, bãi tăng cao; 16,7% doanh nghiệp nhận định do lãi suất vay vốn cao; 15,5% doanh nghiệp khó khăn về tài chính cho hoạt động SXKD; 13,3% doanh nghiệp gặp khó khăn trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường; 12,1% gặp khó khăn do thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, quy trình đấu thầu còn phức tạp, chồng chéo; 6,5% gặp khó khăn do không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay; 5,4% doanh nghiệp gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp và 3,4% doanh nghiệp gặp khó khăn do thiết bị công nghệ lạc hậu.
Hình 6. Đánh giá của doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý III/2024
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA DOANH NGHIỆP
1. Đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp
1.1. Đề xuất, kiến nghị chung của doanh nghiệp
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động SXKD trong quý IV năm 2024, theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong SXKD như sau:
– Về lãi suất: Để giảm bớt áp lực về chi phí đầu vào cho SXKD, mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp là giảm lãi suất cho vay với tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị là 43,7%.
– Về nguồn nguyên, vật liệu đầu vào cho sản xuất: 25,4% doanh nghiệp kiến nghị cần ổn định nguồn cung nguyên, vật liệu; 32,6% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần có các chính sách bình ổn giá nguyên, nhiên, vật liệu, giá dịch vụ đầu vào cho SXKD.
– Về chính sách thuế, phí, lệ phí: 31,2% doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh chính sách thuế, phí và các khoản nộp ngân sách nhà nước phù hợp; 19,5% doanh nghiệp kiến nghị giảm tiền thuê đất phục vụ sản xuất kinh doanh.
– Về điều kiện và thủ tục vay vốn: 27,4% doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục cắt giảm điều kiện và thủ tục vay vốn.
– Về thủ tục hành chính; 25,4% doanh nghiệp kiến nghị cần rút ngắn thời gian và cắt giảm quy trình xử lý thủ tục hành chính.
– Về thị trường đầu ra: 24,8% doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục có các biện pháp kích cầu trong nước; 19,5% doanh nghiệp kiến nghị cần tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm; 20,5% doanh nghiệp mong muốn tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, cung ứng.
Hình 7. Đề xuất, kiến nghị, mong muốn của doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2. Kiến nghị của doanh nghiệp trong các ngành kinh tế
a) Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
– Về lãi suất: 43,4% doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay.
– Về nguồn nguyên, vật liệu đầu vào cho sản xuất: 33,8% doanh nghiệp kiến nghị cần bình ổn giá nguyên, nhiên, vật liệu, giá dịch vụ đầu vào cho SXKD; 25,4% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần ổn định nguồn cung nguyên, vật liệu.
– Về thủ tục hành chính: 25,9% doanh nghiệp kiến nghị cần rút ngắn thời gian và cắt giảm quy trình xử lý thủ tục hành chính.
– Về điều kiện và thủ tục vay vốn: 24,9% doanh nghiệp kiến nghị cần cắt giảm điều kiện, thủ tục vay vốn và được hỗ trợ quá trình hoàn thiện hồ sơ vay vốn nhanh hơn để doanh nghiệp có nguồn vốn SXKD kịp thời và hiệu quả hơn.
– Về các điều kiện hỗ trợ SXKD: 20,5% doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ logistic; 20,5% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng dịch vụ; 17,0% doanh nghiệp kiến nghị phải đảm bảo nguồn điện ổn định phục vụ SXKD; 19,5% doanh nghiệp kiến nghị giảm tiền thuê đất phục vụ SXKD; 10,2% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, phòng vệ thương mại và các yêu cầu mới về tiêu chuẩn, kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; 9,6% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử; 7,8% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình nhận chuyển giao công nghệ; 7,5% doanh nghiệp kiến nghị có quy hoạch vùng nguyên liệu cho SXKD và có sẵn cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp phục vụ tốt cho SKXD.
– Về lao động: 15,1% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề người lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất mới.
– Về thị trường đầu ra: 21,3% doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục có các biện pháp kích cầu trong nước, tuyên truyền để người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 20,9% doanh nghiệp kiến nghị cần tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm.
– Có 47,1% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá nguyên vật liệu.
– Có 42,7% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về vốn cho SXKD như được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay.
– Có 38,8% doanh nghiệp đề nghị thông tin đấu thầu cần công khai, minh bạch.
– Có 32,8% doanh nghiệp đề nghị tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính.
– Có 25,5% doanh nghiệp đề nghị được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký kết.
– Có 25,1% doanh nghiệp đề nghị phải có chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng xây dựng cơ bản để DN xây dựng quay vòng vốn cho hoạt động SXKD.
Ngoài các nhóm kiến nghị trên, các doanh nghiệp ngành xây dựng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương:
Thứ nhất, sau bão số 3 (Yagi), nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng của một số tỉnh phía Bắc tăng, một số nguyên vật liệu cung cấp cho các công trình đang thi công tại các địa phương khác cũng bị tăng giá và khan hiếm hơn. Vì vậy, doanh nghiệp kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt hơn để bình ổn giá nguyên vật liệu và đảm bảo ổn định nguồn cung nguyên vật liệu.
Thứ hai, công tác giải phóng mặt bằng còn rất chậm, doanh nghiệp không thể triển khai đồng bộ toàn bộ dự án mà phải triển khai từng hạng mục nên không thể tối ưu được công suất sử dụng máy móc. Hơn thế nữa, doanh nghiệp phải tuyển lao động trước khi triển khai dự án nhưng lao động được bố trí công việc ngay dẫn tới tăng chi phí nhân công, làm ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp kiến nghị được bàn giao mặt bằng sớm và đồng để có thể triển khai dự án được toàn diện.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương không đủ năng lực tham gia đấu thầu các dự án lớn ngoài tỉnh, vì vậy doanh nghiệp mong muốn được tạo điều kiện để có thể tham gia nhận thầu các công trình, hạng mục nhỏ trong các dự án ở địa phương để có thêm các hợp đồng mới để ổn định và phát triển sản xuất.
– “Giảm lãi suất cho vay” là yếu tố được các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ kiến nghị nhiều nhất với tỷ lệ 43,7%.
– “Có các biện pháp kích cầu trong nước” với 34,7% doanh nghiệp kiến nghị.
– “Điều chỉnh chính sách thuế, phí và các khoản nộp ngân sách nhà nước phù hợp” với 26,9% doanh nghiệp kiến nghị.
– “Bình ổn giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ được 27,0% doanh nghiệp lựa chọn; Rút ngắn thời gian và cắt giảm quy trình xử lý thủ tục hành chính (22,7%%); Cắt giảm thủ tục, rào cản và điều kiện vay vốn (22,9%); Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới (19,0%) là các yếu tố tiếp theo được các doanh nghiệp kiến nghị.
2. Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Trong quý III/2024 các doanh nghiệp hoạt động SXKD còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu thị trường trong nước còn thấp và tính cạnh tranh của hàng trong nước cao, đây là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, bên cạnh đó giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào sản xuất và các chi phí đầu vào SXKD (thuê kho, bãi; lãi suất…), nguồn cung nguyên, nhiên, vật liệu, lãi suất cao, khó tiếp cận vốn vay, các DN khó khăn về tài chính, không tuyển được lao động theo yêu cầu đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp… Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng gây khó khăn không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh phát triển tốt trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê có một số đề xuất, kiến nghị sau:
Một là, thực hiện nhanh, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn SXKD cho doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3. Các ngân hàng, tổ chức tài chính có các chính sách ưu đãi về tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, sản xuất lâm nghiệp, hoạt động du lịch bị thiệt hại do bão, lũ, khôi phục nhanh chóng các cơ sở logistic và kho bãi bị hư hỏng để đảm bảo không bị gián đoạn chuỗi cung ứng.
Hai là, đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa; vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.
Ba là, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, khai thác tối đa thị trường thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết; đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu. Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhất là các thủ tục thông quan hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất, đáp ứng nhanh các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu.
Bốn là, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08/8/2024, thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao. Tập trung thúc đẩy tiến độ thi công các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng; phát huy nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước; thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài. Tích cực, chủ động thu hút FDI có chọn lọc, bảo đảm chất lượng; chú trọng chuyển giao công nghệ, liên kết với doanh nghiệp trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu.
Năm là, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính, quy định pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và tiền thuê đất…
Sáu là, đẩy mạnh triển khai các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số bao trùm, “chuyển đổi kép”[13]; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình kinh doanh bền vững, kinh doanh bao trùm, hướng tới dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng cường kinh tế số và xanh, bao trùm./.
[1] Quý II/2024: 73,5% doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD tốt hơn và giữ ổn định (25,9% tốt lên và 47,6% giữ ổn định); 26,5% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
[2] Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II/2024: 79,2% doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD tốt hơn và giữ ổn định (38,7% tốt lên và 40,5% giữ ổn định); 20,8% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
[3] Chỉ số tương ứng của ngành thương mại, dịch vụ quý II/2024: 73,1% doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD tốt hơn và giữ ổn định (21,7% tốt lên và 51,4% giữ ổn định); 26,9% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
[4] Chỉ số tương ứng của ngành xây dựng quý II/2024: 69,3% doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD tốt hơn và giữ ổn định (26,4% tốt lên và 42,9% giữ ổn định); 30,7% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
[5] Chỉ số cân bằng thể hiện số phần trăm doanh nghiệp nhận định tăng trừ đi số phần trăm doanh nghiệp nhận định giảm.
[6] Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD quý II/2024 là -0,6% (25,9% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD tốt hơn; 26,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn)
[7] Chỉ số cân bằng quý II/2024 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 16,4%; ngành xây dựng -4,3% và ngành thương mại, dịch vụ -5,2%..
[8] Chỉ số cân bằng quý II/2024 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 7,4%; doanh nghiệp Nhà nước 0,2% và doanh nghiệp ngoài Nhà nước
[9] Một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nhiều yếu tố ảnh hưởng.
[10] Quý II/2024: 53,4% doanah nghiệp lựa chọn “nhu cầu thị trường trong nước thấp” và 50,4 % doanh nghiệp lựa chọn “tính cạnh tranh của hang trong nước cao”
[11] Tỷ lệ doanh nghiệp chọn do nhu cầu thị trường trong nước thấp: ngành Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác là 55,5%; vận tải: 50,0%; lưu trú, ăn uống và lữ hành: 54,9%; Thông tin, truyền thông và chuyên môn khoa học công nghệ: 56,3%; dịch vụ khác: 49,0%.
[12] Tỷ lệ doanh nghiệp chọn do tính cạnh tranh của thị trường trong nước cao các ngành trên lần lượt là: 56,9%; 42,2%; 46,8%; 40,1%; 46,1%.
[13] Chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh và bao trùm.
��ࡱ� > �� � � ���� � � ���������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� a �� R" bjbjZZ 8, p0�ip0�i �� �� �� � z z \ \ \ ���� p p p 8 � <
Quỹ không yêu cầu bạn phải trình bày các minh chứng theo một khuôn mẫu. Tuy nhiên, bạn cần phải đưa ra các minh chứng (ví dụ như: bảng điểm có dấu, luận văn, bài báo,…) cho việc những điều bạn nêu trong báo cáo là đúng với thực tế (ví dụ như: ảnh chụp, link, ...).