Phát triển các trang trại nông nghiệp sinh thái gắn với hoạt động du lịch là một xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng ngày một cao của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hầu hết các trang trại nông nghiệp sinh thái đều đang phát triển du lịch một cách tự phát, gặp khó khăn về nhân lực và chất lượng dịch vụ chưa cao.
Top 3 địa điểm du lịch nông nghiệp bạn nên trải nghiệm
Hội An không chỉ nổi tiếng với phố cổ yên bình và làng gốm Thanh Hà có lịch sử hơn 500 năm, mà còn được biết đến với làng rau Trà Quế có truyền thống lâu đời. Đây là địa điểm lý tưởng để du khách rời xa sự nhộn nhịp, ồn ào của đô thị, và tận hưởng một ngày trải nghiệm cuộc sống nông thôn.
Khi đến đây, bạn không chỉ được tham quan hơn 20 loại rau đặc trưng của vùng Quảng Nam như húng. tía tô, é…, mà còn có cơ hội học cách trồng rau, bón phân, gieo hạt. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức các món ăn được chế biến từ những loại rau mình thu hoạch, chẳng hạn như mì Quảng, cao lầu, bánh xèo,…
Hoạt động du lịch trải nghiệm tại Đà Lạt hiện đang thu hút đông đảo du khách. Thành phố này từ lâu đã được biết đến với những tên gọi như "thành phố ngàn hoa", nổi bật với khí hậu mát mẻ quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại rau và hoa màu. Chính nhờ điều này, mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp tại đây đã phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Du khách khi đến Đà Lạt có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như mô hình "Một ngày làm nông dân" tại Hồ Xuân Hương, "Một ngày với nông nghiệp công nghệ cao" ở Trại Mát, hoặc khám phá nhà vườn Organic, trang trại Langbiang, làng hoa Thái Phiên, làng hoa Vạn Thành, Trại Hầm, Vườn Thương,…
Khi ghé thăm Sài Gòn, nhiều du khách thường nghĩ ngay đến những điểm tham quan đông đúc, các khu vui chơi giải trí sôi động mà ít để ý rằng dọc theo sông Sài Gòn có một hệ thống du lịch sinh thái phong phú với nhiều khu du lịch được yêu thích.
Chẳng hạn, du khách có thể trải nghiệm làng nổi Tân Lập, nơi lý tưởng cho những ai yêu thích sông nước; khu du lịch sinh thái Bọ Cạp Vàng với đa dạng các hoạt động vui chơi và nghỉ dưỡng; làng du lịch sinh thái Tre Việt với không gian rộng lớn, mát mẻ dưới bóng dừa; hay khu du lịch Thủy Châu với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của rừng xanh, suối nước và thác nước,...
Du lịch nông nghiệp tuy vẫn còn là một khái niệm khá mới, nhưng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự chú ý không chỉ từ du khách trong nước mà cả từ bạn bè quốc tế. Hãy thử tham gia vào loại hình du lịch này để khám phá sự khác biệt, tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và cảm nhận sự bình yên trong tâm hồn. Liên hệ với Đất Việt Tour qua 1800 6700 để cập nhật ngay những thông tin du lịch mới nhất.
Trang trại kết hợp du lịch sinh thái
Với mô hình này, các chủ khu du lịch sinh thái tại Việt Nam không cần phải đầu tư quá nhiều vào các công trình hiện đại như hồ bơi, nhà hàng hay quán bar, bởi du khách thường tìm kiếm không gian giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Khi đến đây, họ có thể tham gia vào các hoạt động nông nghiệp như trồng rau, bổ củi, tưới cây, nấu ăn,... trong một không gian yên tĩnh, thoáng đãng.
Mô hình du lịch nông nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam. Những địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Nai,… nổi bật với diện tích vườn cây ăn trái lớn và đa dạng các loại quả.
Du lịch sinh thái miệt vườn không chỉ mang lại giá trị kinh tế từ nông sản mà còn tạo ra sức hút lớn, lôi cuốn nhiều khách tham quan. Tại các vườn cây, du khách không chỉ được dạo chơi trong bóng mát, mà còn có thể tự hái và thưởng thức trái cây hoặc mua mang về với giá cả hợp lý.
Du lịch sinh thái miệt vườn (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, nhiều chủ vườn còn đầu tư các dịch vụ như homestay, cung cấp các món đặc sản địa phương như rượu dừa, gỏi chôm chôm, cá lóc nướng trui. Một số nơi còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách như làm kẹo, dệt vải, hay lấy mật ong.
Các mô hình du lịch nông nghiệp
Hiện nay, khắp đất nước hình chữ S có hàng nghìn làng nghề truyền thống liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Điều này đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp trong thời gian gần đây. Đây không chỉ là cơ hội để bạn tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn mà còn giúp bạn khám phá cuộc sống trong một môi trường mới mẻ.
Chuẩn bị đất - Đất cao: Phần lớn là đất xám bạc màu, nhiều cát. Có nơi khai thác tới sát chân núi. Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom. - Đất thấp: Tạo mặt liếp,chiều cao mặt liếp so với mặt nước trong mương độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp nhất là ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực trước khi xuống giống. Hễ bị ngập nước một vài tuần nhánh thanh long sẽ vàng, khi nước rút phải bón phân để cây phục hồi lại nhưng như vậy năng suất sẽ không cao. Đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là: Cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu rọm,... 2. Mật độ trồng - Khoảng cách và bố trí cây trồng: Trên liếp thanh long trồng xen dứa, hoặc các loại rau như ớt, dưa hấu, cà, xen các loại rau như rau muống, cải, ... dưới mương nuôi cá. Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 - 1.000 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m. Thanh long là cây cần nhiều ánh nắng, trồng dầy và thiếu ánh sang sẽ cho quả nhỏ. 3. Chuẩn bị cây trụ Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên. Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay, xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm. Trụ thấp có lợi: Giảm được tiền đầu tư ban đầu, cành thanh long mau lên đến đầu trụ, chăm sóc và thu hoạch dễ hơn. Qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ sẽ làm cây cao dần, việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây. Nhưng hễ trụ thấp quá thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống đất vừa tốn công cắt tỉa vừa ít quả do cành ngắn hơn. Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng một tháng. Sau khi lấp đất cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn. Trên đầu mỗi trụ người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn,… cho thanh long dễ bám để khi đi tới đầu trụ cành thanh long sẽ rũ đầu xuống nên trông toàn tán cây có dạng một cái dù (bay dạng hình nấm). 5. Thời vụ trồng Cây thanh long có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào mùa xuân và mùa thu. 6. Bón lót và đặt hom Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân. Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô. - Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ). Chú ý: + Đặt hom cạn 0 - 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm. + Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ. Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,… 7. Bón phân thúc hàng năm - Để cây ra hoa tụ nhiên: Hiện chưa có thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Qua điều tra thu thập số liệu ở các vườn có năng suất cao cho thấy có hai kiểu bón phân điển hình: - Bón theo đợt: 3 lần/năm - Bón rải ra nhiều lần trong năm Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành (tháng 11) và đây là loại phân quan trọng nhất là đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. Ở năm đầu phân hóa học Đạm.,Lân….và Phân bón phân bón lá CHELAX- LAY-O (hoặc loại tương đương) được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm. Chia ra: sau trồng 15 - 20 ngày thúc 1/3 lượng phân: tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 113 lượng phân; tháng 6 - 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói. Một số nhà vườn đã chia phân bón làm nhiều lần như vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng phân của cây. Ngoài ra cần bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới phân bón lá CHELAX- LAY-O, CHELAX- COMBI-5.. như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm. Lượng phân thực sự cây sử dụng ở giai đoạn này rất khó tính vì phân bón cho cây trồng xen thanh long cũng đã sử dụng được một phần. Giai đoạn kinh doanh: năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như sau: phân chuồng 15 - 50 kg; phân lân (Super lân) 0,5 kg; Urê 0,5 kg; NPK (16-16-8) : 1,5 kg; KCl : 0,5 kg; chia phân ra làm 3 lần: + Lần thứ 1: sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urê. Mục đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới. + Lần thứ 2: cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành thứ 2. + Lần thứ 3: vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa. Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 - 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại bằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun CHELAX- COMBI-5, CHELAX-LAY-O - Bón phân cho các vườn thanh long được xử lý ra hoa bằng đèn Do kích thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức nên lượng phân bón và số lần bón đã phải tăng lên. Lượng phân bón trong năm cho mỗi trụ như sau: + Phân chuồng hoai: từ 15 kg đến 50 kg. + Phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15) từ 1 kg tới 3 kg tùy tuổi cây và sản lượng mà cây đã cho mùa trước. + Phân KCl từ 0,1 kg tới 0,2 kg (bón lúc nuôi quả). Ngoài ra quan sát cây để bổ sung phân đạm (Urê) từ 0,1 kg tới 0,2 kg (lúc ra chồi) và 0,1 kg tới 0,2 kg Super lân (trước lúc thắp đèn), phun kích phát tố Thiên Nông, Gibberelin và phân vi lượng CHELAX- COMBI-5. Sự chia phân bón làm nhiều lần sẽ làm phân ít bị rửa trôi, cây sử dụng hữu hiệu hơn... nhưng tốn nhiều công hơn. 8. Tưới nước Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là: - Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm. - Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng. - Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%. - Quả nhỏ. Tùy theo ẩm độ đất... mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 - 7 ngày/lần. Trồng thanh long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên. Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ khi nước phèn có độ pH quá thấp. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này./.
Du lịch nông nghiệp là một trong những sản phẩm chính của ngành du lịch Việt Nam. Việc kết hợp các dịch vụ giải trí với hoạt động canh tác và sản xuất nông nghiệp mang lại cho du khách những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn. Nếu bạn có niềm đam mê với công việc làm nông hoặc chỉ đơn giản là muốn hòa mình vào thiên nhiên, các hoạt động này chắc chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Hãy cùng Đất Việt Tour tìm hiểu về loại hình du lịch nông nghiệp này và những địa điểm du lịch nông nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.
Loại hình du lịch này phát triển dựa trên các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kết hợp với các dịch vụ đáp ứng nhu cầu giải trí và giáo dục cho du khách. Khi đến thăm các địa điểm này, du khách có cơ hội tham gia vào những trải nghiệm thú vị như khám phá thế giới động thực vật, tham quan, tự tay thu hoạch trái cây hoặc trồng cây,...
Du lịch nông nghiệp (Ảnh: Sưu tầm)
Hoạt động này không chỉ tạo ra giá trị lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn góp phần quảng bá du lịch địa phương. Đồng thời, nó giúp giải quyết đầu ra cho nông sản và thúc đẩy thương mại nông nghiệp phát triển. Việc mở rộng loại hình du lịch này sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong khu vực. Với những lợi ích đó, du lịch xanh, với tiêu chí an toàn và bền vững, được dự báo sẽ trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.