Sang Mỹ trước tôi 6 năm, Hoàng sắp tốt nghiệp thạc sĩ một trường danh tiếng. Câu chuyện giữa tôi và Hoàng những ngày này chủ yếu xoay quanh việc cậu có trở về Việt Nam không, hay tìm kiếm cơ hội tại Mỹ.
Xu hướng du học sinh Úc về nước ngày càng tăng
Nếu như trước đây, nhiều người thường cho rằng các du học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ lựa chọn ở lại Úc làm việc, định cư vì các chính sách an sinh hay lương bổng tại quốc gia này thường tốt hơn so với môi trường trong nước.
Tuy nhiên, một trong những xu hướng gần đây có thể thấy rõ là các du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp, phát triển ngày càng lớn. Làn sóng này đặc biệt tăng mạnh kể từ sau thời kỳ đại dịch Covid ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới, không ít du học sinh lựa chọn về nước ngay sau khi tốt nghiệp hoặc ở lại làm việc vài năm rồi trở về.
Thời thế thay đổi, bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước cũng theo đà phát triển tích cực, nhu cầu du học để định cư, làm việc tại nước ngoài đã không còn là mục tiêu tiên quyết của du học sinh Việt.
Thay vào đó, không ít du học sinh lựa chọn trở về xây dựng quê hương, tạo dựng tương lai với nhiều cơ hội thăng tiến và tiềm năng phát triển tại quê nhà.
Úc “siết” visa, cơ hội định cư Úc khó khăn hơn
Chính phủ Úc cho biết họ muốn giảm 50% số lượng người nhập trong vòng 2 năm tới (từ 510.000 trong năm rồi xuống còn 250.000 vào năm 2025) bằng việc thắt chặt những quy định liên quan đến visa dành cho du học sinh sau khi tốt nghiệp có mong muốn ở lại Úc.
Hai thay đổi quan trọng nhất khiến tương lai định cư sau tốt nghiệp của du học sinh trở nên khó khăn hơn đó là giới hạn độ tuổi xin visa sau tốt nghiệp và tăng yêu cầu tiếng Anh.
Theo chính sách mới, độ tuổi tối đa đủ điều kiện để sinh viên quốc tế được xin visa làm việc tạm thời sau khi tốt nghiệp sẽ giảm từ 50 xuống 35 tuổi. Đồng thời tăng yêu cầu tối thiểu đối với điểm IELTS đủ tiêu chuẩn xin visa từ 6.0 lên 6.5.
Tại Úc, trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng nhất được xét duyệt khi xin visa định cư Úc. Theo hệ thống đánh giá định cư của chính phủ Úc, trình độ học vấn chiếm một phần lớn số điểm trong thang điểm định cư. Học càng cao thì số điểm bạn nhận được càng nhiều, giúp bạn tăng khả năng được cấp visa định cư.
Thực tế này cùng chính sách mới của Bộ Di trú Úc đặt ra một nỗi lo cho du học sinh rằng: Liệu họ có thể hoàn thành các chương trình học bậc cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ trước tuổi 35 để kịp thời hạn xin visa sau tốt nghiệp khi không phải ai cũng bắt đầu du học từ độ tuổi 18,19?
Chính sách xét duyệt visa sau tốt nghiệp của Úc ngày càng “gắt gao” đã tạo nên những quan ngại về tương lai định cư của du học sinh trước quyết định – về nước hay cố gắng ở lại với một khả năng không quá đảm bảo?
Thị trường làm việc trong nước giàu tiềm năng
Hậu đại dịch Covid, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục và phát triển trở lại, kéo theo nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước đã cải thiện đáng kể. Thực tế này đã tạo nên một điểm sáng cho thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng “chao đảo”.
Thị trường lao động trong nước được đánh giá là rất tiềm năng với du học sinh, đặc biệt là những du học sinh tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng danh tiếng Úc ở các lĩnh vực kinh doanh, khoa học và công nghệ thông tin, kỹ thuật,… Bởi họ có nhiều lợi thế về trình độ học vấn, tư duy, kỹ năng và năng lực làm việc quốc tế phù hợp để đảm nhận các vị trí cao cấp, chuyên môn hoặc quản lý ở các doanh nghiệp trong nước.
Thu hút du học sinh về nước cũng là một trong những chiến lược lâu dài về giáo dục và kinh tế của Việt Nam nhằm giải quyết tình trạng “chảy máu chất xám”, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Do đó, Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách ưu đãi thu hút du học sinh về nước làm việc, chẳng hạn như khuyến khích các doanh nghiệp trong nước ưu tiên tuyển dụng du học sinh; nâng cao chế độ lương thưởng, đãi ngộ và cơ hội thăng tiến sự nghiệp; tạo điều kiện để du học sinh tham gia các dự án, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; các chương trình hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và kỹ năng,…
Có điều kiện để chăm sóc người thân, ở cạnh gia đình và cống hiến cho đất nước
Mất 3 – 4 năm du học, vài năm làm việc tại nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm, có lẽ sau ngần ấy thời gian, mong muốn lớn nhất của du học sinh là được ở cạnh và sóc gia đình.
Nhiều du học sinh cho rằng du học là một hành trình trải nghiệm và phát triển, để nhờ đó, họ có năng lực tốt hơn, tự làm chủ cuộc đời và sự nghiệp của mình, dù là ở đất nước nào. Trên tất cả, đích đến cuối cùng của họ là có thể chăm lo tốt hơn cho gia đình – nơi khiến họ cảm thấy an tâm và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, nhiều du học sinh có nền tảng kinh tế và gia đình rất tốt. Do vậy, họ muốn học tập và tiếp thu những kiến thức tiến bộ của giáo dục Úc, sau đó về nước tiếp tục phát triển sự nghiệp của gia đình và cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Đơn cử là trường hợp của Mai Nguyễn Minh – cựu học viên chương trình du học chuyển tiếp QTS BSB50120 Diploma of Business, sinh viên ngành Human Nutrition của Đại học Canberra, Úc.
Được hỏi về mục tiêu và định hướng sau khi tốt nghiệp, Minh cho biết anh muốn quay về Việt Nam, trở thành một chuyên viên cá nhân về chăm sóc sức khỏe, giúp người dân Việt Nam nâng cao nhận thức về sức khỏe. Đây là sự nghiệp và lý tưởng của gia đình, cũng là đam mê cá nhân, nên Minh quyết định học xong sẽ về nước kế nghiệp và phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ hơn.
➜ Xem chi tiết những lời chia sẽ của bạn Mai Nguyễn Minh tại đây
Cùng định hướng, bạn Lê Thanh Mai – học viên QTS BSB50120 Diploma of Business xuất sắc được chuyển tiếp vào thẳng năm 2 Đại học La Trobe, Úc với học bổng du học 50% cũng thể hiện rõ quyết tâm trở về xây dựng quê hương với định hướng học cao hơn nữa về giáo dục sau khi tốt nghiệp Cử nhân và về làm việc cho các cơ quan chính phủ Úc tại Việt Nam để hỗ trợ cho thật nhiều thế hệ người học Việt tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của Úc.
➜ Xem chi tiết những lời chia sẽ của bạn Lê Thanh Mai tại đây
Hay trường hợp của Đặng Hiền Nhi, cựu học viên chương trình QTS BSB50120 Diploma of Business, sinh viên ngành Marketing của Đại học La Trobe, là một trong những du học sinh Việt Nam mong muốn được quay trở về quê hương sau khi tốt nghiệp.
Nhi chia sẻ, từ nhỏ cô đã có ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu du học, Nhi cũng biết rằng cần phải tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn để có thể thực hiện ước mơ của mình.
“Dù rất yêu nước Úc, mình vẫn muốn có nhiều thời gian hơn để ở cạnh và chăm sóc cho gia đình. Mình muốn đem những hiểu biết, kiến thức đã học tập tại nước ngoài để phát triển sự nghiệp khi quay trở về Việt Nam”, Nhi nói.
Tại Úc, Nhi đã có cơ hội học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới về kinh doanh và marketing. Cô cũng đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu với bạn bè quốc tế, từ đó có thêm nhiều hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau.
Sau khi tốt nghiệp, Nhi mong muốn sở hữu một công ty về nghệ thuật tại Việt Nam. Cô tin rằng những kiến thức và kỹ năng đã học sẽ giúp cô phát triển doanh nghiệp của riêng mình. Ngoài ra, Nhi cũng tin rằng sự kết hợp hài hoà về các nền văn hóa sẽ giúp cô dễ dàng thành công trong mọi môi trường làm việc.
➜ Xem chi tiết những lời chia sẽ của bạn Đặng Hiền Nhi tại đây