Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống

Những di tích đền, chùa ở Phố Hiến

Phố Hiến có những di tích đền, chùa nào?

Phố Hiến xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi có 3 di tích tiêu biểu:

Chùa Hiến (thời Trần): Tại chùa có cây nhãn tổ, truyền rằng ngày xưa quả của cây nhãn này được hái để dâng Đức Phật, cúng Thần hoàng và để quan lại mang tiến vua chúa, nó cũng được xem như là biểu tượng của đất Hưng Yên.

Toàn cảnh chùa Chuông Chùa Chuông: Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Di vật đặc biệt của chùa phải kể đến tấm bia đá cao 165cm, rộng 110cm dựng vào năm Tân Mão, được trang trí hình rồng chầu mặt trời.

Đền Mẫu: Được coi là một danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến, trước đền là hồ Bán Nguyệt cây xanh râm mát, một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà không gian thoáng đãng, nó nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ có tuổi thọ ngót 800 năm ở phía trước cửa đền, nơi đây hàng năm thu hút hàng vạn khách tới thăm.

Danh sách các trường lân cận được phụ huynh quan tâm nhiều

"Thứ nhất Kinh Kỳ/ Thứ nhì Phố Hiến" - Câu ví sánh có tuổi hơn 300 năm này, xác định vị thế và giá trị lịch sử của Phố Hiến là chỉ đứng sau Kinh đô Thăng Long và là một trong số hiếm ít đô thị cổ của nước ta.

Phố Hiến nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?

Phố Hiến trải rộng khoảng 5 km2, nằm trên phường Lam Sơn và Hồng Châu, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Là trung tâm của trấn Sơn Nam (vùng đất phía nam kinh thành Thăng Long), Phố Hiến xưa mang diện mạo của một đô thị kinh tế, bao gồm một bến cảng sông; tập hợp chợ; khu phường phố; và hai thương điếm (hiệu buôn) của người Hà Lan và Anh.

Đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố TP. Hưng Yên, 1 thị xã Mỹ Hào và 8 huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Trước kia, Hưng Yên từng được hợp nhất với tỉnh nào?

Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra quyết định hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương.

Hải Hưng là tỉnh lớn, nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, chiếm 21,7% tổng diện tích đồng bằng Bắc Bộ với số dân hơn 1,6 triệu. Nằm giáp Hà Nội và Hải Phòng, Hải Hưng khi đó có vị trí trọng yếu về kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp. Năm 1996, Hải Hưng được tách làm hai tỉnh là Hưng Yên và Hải Dương.

Tỉnh Hưng Yên có những đặc sản gì nổi tiếng cả nước?

Đặc sản Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: Nhãn lồng Phố Hiến, gà Đông Tảo (Đông Cảo) (Đông Tảo-Khoái Châu), sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ (thành phố Hưng Yên), Bánh Cuốn Nóng làng Sài Thị (Thuần Hưng, Khoái Châu), ếch om Phượng Tường (Tiên Lữ), bánh dày làng Gàu (Cửu Cao - Văn Giang), chả gà Tiểu Quan; Điểm trung tâm của đồng bằng sông Hồng là ở Hưng Yên.

Hồ Núi Cốc được ví như “vịnh Hạ Long” trên cạn, nơi dây đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong ...

Vào ngày giải phóng Hải Phòng, khắp nội ngoại thành nơi đây sống lại không khí sôi nổi hào hứng của những ngày Cách mạng ...

Đây là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía Nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi ...

Ngoài với mệnh danh “miền đất võ”, nơi đây còn có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài ...

Tại hội nghị, bà Trần Bảo Mơ, HTX làng chài Bái Tử Long cho biết, mặc dù cơn bão đã lấy đi của bà con ngư dân rất nhiều thứ nhưng qua cơn bão, người nuôi biển Vân Đồn cũng nhận được rất nhiều thứ quý giá. Ví dụ như được sự quan tâm của lãnh đạo huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, VSA và các anh em đồng nghiệp.

"Chúng tôi bị đắm mất 1 tàu xi măng, 2 cái thuyền và 6 cano, nhưng rất may là 14 người trên làng chài không sao. Hiện giờ, chúng tôi đang bàn kế hoạch xây dựng lại. Bà con rất mong được hỗ trợ, ngoài tiền thì chính sách về vốn và công nghệ cũng rất cần thiết. Làng chài này để khôi phục lại cần 15 tỷ đồng nhưng nếu vay thế chấp thì không thể vì không có tài sản đảm bảo, vì vậy chúng tôi mong được vay tín chấp.

Bà Trần Bảo Mơ, HTX làng chài Bái Tử Long cho biết, mặc dù cơn bão đã lấy đi của bà con ngư dân rất nhiều thứ nhưng qua cơn bão, người nuôi biển Vân Đồn ở Quảng Ninh cũng nhận được rất nhiều bài học quý giá.

Thiên tai bão lũ sẽ còn nặng nề hơn, nên chính quyền cần quan tâm việc quy hoạch lại vùng nuôi. Tuy nhiên việc quy hoạch như thế nào để đỡ xáo trộn không gây khó khăn cho người nuôi biển", bà Mơ nói.

Anh Trần Văn Đắc, HTX Quyết Tiến thì cho biết, hiện bà con đã đặt giống không thể chờ quy hoạch được. Chúng tôi xin đăng ký làm lại tại chỗ để kiểm tra giống. Hiện giờ 1 ngày mấy chục xe giống chở ra Vân Đồn. Nếu chờ quy hoạch lại vùng nuôi vài tháng hoặc cả năm thì bà con đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Còn chị Lê Thị Hải, Công ty Quyết Hải ở huyện Đầm Hà thì nói, công ty chúng tôi nuôi ngao hai cùi, thưng, sần, không phải là lần đầu tiên. Cơn bão số 3 này rất lớn làm nước dâng 4 mét. Lồng nuôi nặng 30 kg/lồng nhưng bão quật mất hết lồng nuôi. Vừa rồi chúng tôi cũng làm giống gần 1 tỷ đồng nhưng cũng trôi hết sạch, tuy vậy, công ty tôi vẫn quyết làm lại chứ không bỏ.

"Việc cấp mặt nước cho người nuôi trồng là tiên quyết, việc nuôi tràn lan làm ngao, thưng, hàu không lớn được. Tôi kiến nghị được cấp chủ quyền để làm ăn lâu dài. Mấy hôm sau bão tôi đi kiểm tra vẫn thấy rất nhiều tàu đi kích điện, nếu khôi phục nuôi trồng thì phải cấm kích điện", bà Hải nói.

Nói về việc xây dựng chuỗi liên kết và chế biến hầu biền vững tại Vân Đồn, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc chiến lược Công ty TNHH Sản xuất và thương mại thủy sản BAVABI Quảng Ninh, cho biết, hiện nay việc xây dựng các bè nuôi ở Vân Đồn chưa đảm bảo kỹ thuật không thể chống chịu với sóng to gió lớn.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam VSA cho rằng, không thể nuôi thủy sản theo lối cũ ở Vân Đồn, làm theo lối mới như thế nào là do chúng ta là người quyết định.

"Thay đóng cọc bằng các ụ bê tông, sử dụng phao phải có lỗ chứ không phải buộc vào tai như phao nhựa hiện nay sẽ đảm bảo hơn. Đánh giá hình dáng hàu Vân Đồn không thể bán được giá cao vì xấu và rất bẩn. Hiện chúng tôi đang có mô hình nuôi hàu trong lồng.

Hàu không cần rửa, tỷ lệ thịt thu hồi rất lớn, lồng nuôi khi thu hoạch không phải chặt hàu, không vứt rác xuống biển. Chúng tôi cam kết thu mua sản phẩm hàu của bà con và rất mong ký hợp tác với các HTX hàu tại Vân Đồn", ông Nghĩa nói.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch VSA, cho rằng không thể làm ăn theo lối cũ nhưng làm theo lối mới như thế nào là do chúng ta quyết định.

Bè nuôi cá được bà con nuôi thủy sản ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khôi phục lại sau bão.

"Phải bàn nội bộ trong phạm vi quy hoạch trước, hiện Vân Đồn đang có 85 HTX nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy phải lấy ý kiến của 85 HTX.

Phải làm song song vừa quy hoạch vừa tiếp tục sản xuất. Chúng tôi sẽ tổ chức bàn bạc với bà con nuôi trồng và sau đó sẽ góp ý với tỉnh Quảng Ninh về việc quy hoạch lại vùng nuôi làm sao vừa đảm bảo công tác quản lý vừa có lợi nhất cho bà con ngư dân"

Theo thống kê sơ bộ của huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại trên 2.200 tỉ đồng cho ngư dân nuôi trồng thủy sản trên biển. Trong đó, nhuyễn thể thiệt hại ước tính trên 1.300 tỉ đồng; cá biển trên 500 tỉ đồng; hải sản khác gần 400 tỉ đồng. Ngoài ra còn thiệt hại 318 nhà bè; gần 90 tàu thuyền các loại bị đắm, vỡ.